Bồn bồn nổi tiếng với nhiều món ăn như: dưa bồn bồn, bồn bồn nhúng lẩu, canh chua, bồn bồn xào tôm, làm gỏi, thậm chí có thể ăn sống. Đồng thời, bồn bồn là vị thuốc hay, chữa được nhiều bệnh.
Bồ hoàng là vị thuốc thông dụng nhất từ cây bồn bồn được lấy từ hoa đực của những cây bồn bồn
Bồn bồn là loại thực vật sống vùng đất ngập nước, phát triển trong ao hồ hoặc mé sông, nơi có dòngchảy chậm, có khả năng chịu phèn mặn, có khả năng chịu ngập sâu đến 1m. Bồn bồn được xem là cây dại mọc hoang nhưng những năm gần đây người dân Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu đã trồng bồn bồn trong ao nuôi tôm, cá nước ngọt.
Bắt đầu từ tháng 5, khi mùa mưa ở miền Tây bắt đầu thì bồn bồn tươi tốt. Từ thời điểm này đến hết mùa mưa, nông dân miền Tây chăm bón cho ruộng bồn bồn để thường xuyên thu hoạch cọng non. Cây bồn bồn có tên khoa học là Typha orientalis G.A. và một số khác mang các tên: Typha auhustata Bory et Chaub, Typha augustifolia L, Typha latifoliaL, Typha daviana Hand Mazz hoặc Typhaminima Funk... Tất cả đều cùng họ Hương bồ (Typhaceae). Bồn bồn còn có nhiều tên khác như: thủy hương bồ, hương bồ thảo, cỏ nến, cỏ lác... Hoa bồn bồn thuộc loại đơn tính, nằm trên cùng một trục, hoa đực ở trên có lông ngắn màu vàng nâu, hoa cái ở dưới có lông màu nâu nhạt.
Khi thu hái cây bồn bồn, cắt lấy hoa đực phơi khô, giã nhỏ, rây lấy phấn hoa, đem phơi lại lần nữa. Loại phấn hoa này có tên là bồ hoàng (Pollel Typhae), nếu để nguyên như thế gọi là sinh bồ hoàng, đem sao đen gọi là hắc bồ hoàng. Theo các tài liệu Đông y cổ thì bồ hoàng có vị cam, tính bình; đi vào ba kinh can, tỳ và tâm bào.Trong Đông y thường lấy phấn hoa, ngoài ra còn dùng lá, hoa và mầm rễ để làm vị thuốc. Bồ hoàng là vị thuốc thông dụng nhất từ cây bồn bồn được lấy từ hoa đực của những cây bồn bồn. Bồ hoàng không mùi, không vị, nổi trên nước. Có thể dùng bồ hoàng sống hoặc sao đen, tùy vào mục đích chữa bệnh.
[Quảng cáo bởi www.MienTayNet.com]
Sinh bồ hoàng có tác dụng hoạt huyết, hành ứ, tiêu viêm; dùng chữa các loại bệnh trật đã tổn thương, phụ nữ đau bụng kinh, kinh bế, kinh nguyệt không đều, huyết ứ, đau ngực, đau hông, bạch đái, tiểu tiện không thông và một số trường hợp bị viêm nhiễm. Riêng hắc bồ hoàng có tác dụng thu liễm, chỉ huyết; dùng để chữa các chứng ho ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, thổ huyết, rong kinh, rong huyết, tiểu tiện ra huyết... Bồ hoàng được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột đều có hiệu quả. Liều dùng mỗi lần từ 4 - 8g.
Điều trị một số bệnh của trẻ nhỏ từ hoa bồn bồn
Chữa tai chảy mủ: bồ hoàng tán nhỏ thành bột mịn, rắc vào lỗ tai của trẻ. Mỗi ngày rắc 1 lần.
Chữa tai bị chảy máu ở trẻ nhỏ: dùng bồ hoàng sao đen, tán nhỏ thành bột mịn, rắc vào lỗ tai trẻ nhỏ.
Chữa chứng mũi chảy máu lâu ngày không khỏi ở trẻ: dùng bồ hoàng 3 phần, 1 phần hoa thạch lựu, hai t hứ đem trộn đều, tán thành bột mịn nhỏ, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần vào buổi sáng sớm và tối, mỗi lần chỉ khoảng 4g bột thuốc, hòa vào nước sôi để nguội cho trẻ uống.
Chữa lưỡi sưng thũng, không nói được ở trẻ: dùng bồ hoàng rồi bôi vào lưỡi cho trẻ nhỏ nhiều lần trong ngày.
Chữa phế nhiệt, ho khạc ra máu ở trẻ nhỏ: dùng 4g bồ hoàng, huyết dư 4g, nước ép củ sinh địa hoặc củ mạch môn chiêu thuốc.
Một số công dụng khác
Tuệ Tĩnh, đại danh y của Việt Nam, rất tâm đắc với vị thuốc bồ hoàng, ông đã để lại trong Nam dược thần hiệu những bài thuốc hay có bồ hoàng như:
Thổ huyết: bồ hoàng sao đen mỗi lần uống từ 4 - 8g.
Chảy máu cam: bồ hoàng sao đen 4g và thanh đại 4g; uống một lần.
Đại tiện ra máu: bồ hoàng sao đen, mỗi lần uống từ 4 - 8g với nước cốt lá sen vànước cốt củ cải.
Khạc ra máu: bồ hoàng và lá sen, hai vị bằng nhau, sao, tán bột; mỗi lần uống từ 8 - 12g.
Đau bụng kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều: bồ hoàng sao, lá lốt tẩm muối sao, tán nhỏ luyện mật làm hoàn bằng hạt đậu; mỗi lần uống 30 hoàn.
Sản phụ đau bụng do máu hôi ra không hết: bồ hoàng sao qua một lớp giấy; mỗi lần uống 4g.
Một số y thư của Trung Quốc cũng ghi lại nhiều bài thuốc kinh nghiệm có bồ hoàng như sau:
Lưỡi sưng đầy miệng: sinh bồ hoàng đặt dưới lưỡi, ngày thay vài lần là khỏi (Giản tiện phương).
Thổ huyết, tiểu tiện ra huyết: bồ hoàng sao tán bột, mỗi lần uống 4g với nước cốt sinh địa (Thánh tễ Tổng lục phương).
Mụt mọc trong ruột, trĩ ra huyết, ra nước vàng: bồ hoàng tán bột, mỗi lần uống 8g với nước lạnh (Trửu hậu phương).
Phụ nữ có mang bị động thai như muốn đẻ non: bồ hoàng sao đen tán bột, uống 4g với nước giếng (Tập nhất phương).
Hạ bộ bị thấp nhiệt, ẩm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu: sinh bồ hoàng tán bột thoa vài lần là khỏi (Thiên kim phương).
Lỗ tai bị thối: sinh bồ hoàng tán bột thổi vào vài lần là khỏi (Thánh huệ phương).
Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi lại một bài thuốc kinh nghiệm trong tác phẩm Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam dùng chữa các chứng xuất huyết bên trong: bồ hoàng 5g, cao ban long, cam thảo 2g; sắc uống.
Liều dùng và chú ý:
- Uống 3 - 20g, bọc lúc cho vào thuốc thang. Bồi đắp ngoài tùy theo yêu cầu.
- Phụ nữ có thai không dùng (bồ hoàng sống có tác dụng co tử cung).
- Không có triệu chứng ứ huyết không dùng.
Theo BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ (Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)
https://suckhoedoisong.vn/bon-bon-thuc-pham-cho-suc-khoe-n134264.html
ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN chi nhánh TP.Cần Thơ
ĐC: Hẻm 115/46/8 Cách Mạng Tháng Tám, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ
HotLine (Zalo) 0949 256788 - 0907 133 266
Website: www.MienTayNet.com/DacSanVungMien
Fanpage: Đặc Sản Vùng Miền
Zalo 0915326788
Youtube: Kênh Miền Tây Net - Điểm để nhớ | Đặc Sản Vùng Miền
Giờ làm việc: Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 đến 21:00 | Chủ Nhật từ 8:30 đến 17:30
Ship hàng từ 14h - 16h30 mỗi ngày nội ô TP.Cần Thơ.