Biện pháp kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi tôm 563 lượt xem
Với bà con nông dân, cách đơn giản nhất để xác định mật độ vi khuẩn trong ao tôm của các nhóm vi khuẩn có lợi (khuẩn lạc màu vàng) và vi khuẩn gây bệnh (khuẩn lạc màu xanh) là phương pháp trải đĩa thạch. Tuy nhiên, không phải tất cả khuẩn lạc màu vàng đều là vi khuẩn có lợi, ví dụ loài vi khuẩn Vibrio algynolyticus được xem là vi khuẩn có lợi và được sản xuất dưới dạng Probiotics và dùng rất nhiều năm nay ở thị trường nuôi tôm Ecuador nhưng gần đây nghiên cứu đã chỉ ra có 1 chủng của loài vi khuẩn này là tác nhân gây bệnh
Để xác định mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bà con nên học cách trải đĩa thạch để đếm số khuẩn vàng và khuẩn xanh (kỹ thuật cũng khá đơn giản và có thể học từ các trường đại học hoặc Viện nghiên cứu). Tuy nhiên, mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bao nhiêu là tối đa ? Có thể lấy tiêu chuẩn mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh áp dụng cho trại giống được xuất bản bởi FAO để áp dụng cho ao nuôi tôm thịt vì nước ương nuôi ở trại giống đòi hỏi độ sạch nghiêm ngặt hơn nhiều nên việc áp dụng tiêu chuẩn này cho ao nuôi tôm thịt là khá an toàn:
Theo FAO:
1) Tiêu chuẩn khuẩn xanh < 600 CFU/ml.
2) Tiêu chuẩn khuẩn vàng < 800 CFU/ml.
3) Tiêu chuẩn Vibrio phát sáng : không được có.
Biện pháp kiểm soát mật độ vi khuẩn vàng và xanh trong ao nuôi tôm:
1) Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao bằng cách dùng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm : dùng sản phẩm Sanocare PUR (Công ty INVE Aquaculture) đánh định kỳ 10 ngày 1 lần ở liều 300g đến 500g cho 1.000 mét khối nước, 48 giờ sau khi đánh sản phẩm Sanocare PUR thì dùng sản phẩm Sanolife Pro-W (sản phẩm vi sinh của Công ty INVE Aquaculture) ở liều 200g cho 1ha (10.000 khối nước).
2) Kiểm soát khuẩn vàng và khuẩn xanh trong đường ruột tôm: dùng sản phẩm Sanolife Pro-2 (Công ty INVE Aquaculture) trộn vào thức ăn 5g/Kg thức ăn hàng ngày cho mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh xuống thấp nhất sau 5 tuần sử dụng (< 100 khuẩn lạc vàng và dưới 500 khuẩn lạc xanh trong 1mg chất nhầy đường ruột,).
Tags: