Hiện nay, Có rất nhiều tranh chấp xảy ra giữa Người lao động và Người sử dụng lao động xảy ra. Đặc biệt một số trường hợp Doanh nghiệp chưa nắm được quy định của pháp luật áp dụng chưa đúng như việc yêu cầu đặt cọc khi ký kết hợp đồng lao động dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ấn dẫn đến nhiều tranh chấp không đáng có.
Đặt là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm. Tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định về đặt cọc như sau:
"Điều 328 Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 (BLLĐ 2012) quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
"Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Mặc dù, theo quy định tại BLDS 2015 các bên được quyền thỏa thuận về việc áp dụng biện pháp bảo đảm mà cụ thể ở đây là áp dụng biện pháp đặt cọc. Nhưng trường hợp này việc hai bên ký kết là hợp đồng lao động do vậy áp dụng quy định của BLLĐ 2012.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động thì hành vi đó là trái pháp luật.
Đồng thời Theo quy định tại Điều 5 Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLLĐTBXH xử phạt hành chính đối với hành vi buộc người lao động bảo đảm tài sản khi giao kết hợp đồng lao động Người sử dụng lao động có thể bị phạt với mức phạt, cụ thể:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, hành vi buộc người lao động đặt cọc tiền khi tuyển dụng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và buộc phải trả lại số tiền đã giữ của người lao động cùng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm nói trên.
TƯ VẤN, RÀ SOÁT VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
---------------------------------------------
Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Hotline: 096 628 88 55 - 0962011118 - 02862765595
Trụ sở: 25 Vũ Tông Phan - An Phú-Quận 2-TP.HCM
Email: hopdong@luatsurieng.net Website: http://www.luatsuhopdong.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/luatsuhopdong.vn/