Hiện nay với xu thế hội nhập, giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ngày càng được gia tăng, trong số đó có những hợp đồng được giao kết giữa những cá nhân và tổ chức tại Việt Nam được các bên quy định bằng ngoại tệ để thanh toán,…..Giá trị pháp lý của những hợp đồng này như thế nào?
Việc ký kết hợp đồng bằng ngoại tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định “Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”. Do đó, trừ các trường hợp được phép sử dụng ngoại tệ quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN thì những thỏa thuận sử dụng ngoại tệ để thanh toán trong các giao dịch dân sự là vi phạm điều cấm của pháp luật có thể dẫn đến bị vô hiệu theo quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
“Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”
Tuy nhiên, tại Điều 123 BLDS 2015 quy định như sau:
“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”.
Như vậy, có thể hiểu rằng đối với những hợp đồng giao kết bằng ngoại tệ có thể bị vô hiệu nếu những hợp đồng này được giao kết trước khi Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực (ngày 01/01/2017 có hiệu lực) bởi BLDS 2015 quy định những giao kết “vi phạm điều cấm của luật” mà những quy định về việc cấm sử dụng ngoại tệ nêu trên được nêu tại các văn bản dưới luật: Thông tư,…Trong khi quy định tại BLDS 2005 quy định “vi phạm điều cấm của pháp luật” nên hợp đồng được ký kế bằng ngoại tệ vào thời điểm đó sẽ bị vô hiệu.
Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng khi giao kết, các bên nên hạn chế thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ bởi nó chứa đựng rất nhiểu rủi ro. Để tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng các bên nên quy định đồng thanh toán là đồng tiền Việt Nam.
TƯ VẤN, RÀ SOÁT VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG --------------------------------------------- Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng Hotline: 096 628 88 55 - 0962011118 - 02862765595Trụ sở: 25 Vũ Tông Phan - An Phú-Quận 2-TP.HCM Email: hopdong@luatsurieng.net Website: http://www.luatsuhopdong.vn/