Dịch vụ nấu ăn tại Cần Thơ

Cách quản lý nhà hàng hiệu quả nhất 2,234 lượt xem

Không to lớn, quy mô như một công ty, thế nhưng nếu xét trên sự phức tạp và khó khăn trong công việc thì có lẽ việc quản lý nhà hàng chẳng hề lép vế.

Ngày nay, những dịch vụ ăn uống đang mọc nên như nấm để đáp ứng nhu cầu về ẩm thực hay đời sống tinh thần của khách hàng. Đó chính là cơ nguyên của việc ngành lữ hành, nhà hàng, khách sạn đang dần trở thành một ngành cực Hot trên con đường tiến thân lập nghiệp. 

Có những người sẽ lựa chọn công việc mang tính đơn giản, phổ thông như phục vụ, tạp vụ hay lễ tân. Cũng có những người mang theo hoài bão khi quyết định chung lối với công việc đầu bếp. Nhưng trong lĩnh vực nhà hàng thì vị trí đứng đầu và cũng là công việc được nhiều người mong muốn nhất chính là quản lý nhà hàng.

Vai trò của người quản lý nhà hàng

Trên thực tế thì có nhiều nhà hàng, nhiều quán ăn thường có hiện tượng là những người chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào công việc, đóng vai trò là tổng quản lý điều hành nhà hàng đó. Thế nhưng phổ biến hơn lại là việc họ thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp về để điều hành hoạt động của tập thể những con người chung mẫu áo đồng phục nhà hàng ý.

Để nói về vai trò của một người quản lý nói chung và quản lý nhà hàng nói riêng thì có thể hiểu là một người nắm trong tay mọi quyền hành, sở hữu mọi nguồn lực của nhà hàng đó. Từ đấy đưa ra định hướng, tạo ra cách sử dụng và quản lý sao cho tạo ra kết quả tốt nhất cho nhà hàng đấy.

Trực tiếp tham gia vào các quá trình lên kế hoạch, lựa chọn nhân sự, đào tạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, duy trì hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động của tất cả nhân viên trong nhà hàng. Mặt khác cũng có ảnh hưởng trong việc đưa ra các quyết định đối nội như lương thưởng, chế độ đãi ngộ.

Cũng không thể bỏ qua vai trò của người quản lý nhà hàng đó là tham gia vào các mối quan hệ đối ngoại như với các đơn vị cung cấp, đối tác, hay đơn giản là khách hàng. Giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề phát sinh trong công việc. Kiến thiết những giá trị mang tính xây dựng lộ trình cho sự phát triển của nhà hàng đó.

Cách quản lý nhà hàng khôn ngoan nhất

Từ những vai trò có tính quan trọng, thiết yếu nói trên, có thể nhìn nhận một người quản lý sẽ là đầu tàu đưa tập thể ấy đi tới bến bờ thành công. Nhưng trên con đường đó sẽ chẳng bao giờ tràn ngập màu hồng. Đó chính là cơ sở đòi hỏi một người quản lý phải biết cách quản lý nhà hàng sao cho đúng đắn nhất.

Làm thợ trước khi làm thầy

Đương nhiên là với một công việc có tình bao hàm, quản lý chung như vậy thì buộc người quản lý phải có nền tảng nghiệp vụ đủ vững. Chỉ khi bản thân người đó có thể thực hiện những công việc trong nhà hàng một cách chính xác thì họ mới có khả năng quản lý nhân viên phục vụ của mình một cách tốt nhất.

Nói cách khác là để có thể có cách quản lý nhà hàng chuẩn xác nhất thì người quản lý phải tích cực học tập những kiến thức nghiệp vụ. Chẳng hạn như một người quản lý nhà hàng xuất sắc sẽ phải biết pha chế những đồ uống trong menu nhà hàng đó, biết cách phục vụ chuẩn nhất hay thẩm định những món ăn được phục vụ trong nhà hàng mình.

Thực tế thì có một lượng không hề nhỏ những người quản lý nhà hàng là những người được đôn lên từ các bộ phận trong nội bộ nhà hàng.

Khách quan tạo sự chuyên nghiệp

Với đặc tính là có nhiều bộ phận thành phần, nhiều đối tượng khác nhau thì sẽ có không ít những mâu thuẫn phát sinh trong công việc hay trong những mỗi quan hệ cá nhân. Để là một “người phán xử” thì điều quan trọng nhất chính là việc giữ sự khách quan trong việc giải quyết.

Sự khách quan còn phải được thể hiện trong việc đánh giá hiệu quả làm việc, đánh giá năng lực của tập thể nhân viên trong nhà hàng ấy. Chỉ khi người quản lý thể hiện được điều đó thì những người nhân viên mới có đủ động lực, đủ ý chí để tiếp tục công hiến, tiếp tục cố gắng hơn trong công việc.

Chia để trị

Nghe sặc mùi tư bản nhưng trong một tập thể thì những cạnh tranh giữa đối tượng cùng cấp sẽ đơn giản và không có nhiều tác hại như việc mâu thuẫn giữa các cấp bậc. Điển hình là có nhiều người quản lý non kém đã trở thành miếng mồi ngon để những nhóm nhân viên phản trắc. 

Thay vì để cho nội bộ nhà hàng tự diễn biến, tự chuyển hoá thì hãy sử dụng cách quản lý khôn ngoan hơn khi tạo ra những nhóm nhỏ hơn. Chính những nhóm này sẽ mang tới một trường hợp khác, đó là việc những nhóm này sẽ cạnh tranh với nhau. Tạo ra cơ sở cho sự đổi mới, nâng cấp.

Quan tâm tới đời sống tinh thần, tình cảm

Với bất cứ một công việc quản lý nào thì người ta luôn rất quan tâm tới việc làm cách nào để kích thích, để khai thác một cách hiệu quả năng lực của cấp dưới của mình. Có những lựa chọn như lương thưởng, chế độ đãi ngộ nhưng xét về tính hiệu quả thì không thể sánh với việc chăm sóc đời sông tinh thần cho những con người ấy.

Bên cạnh việc thường xuyên trao đổi, xây dựng tình cảm thì đừng quên tạo ra môi trường làm việc thoải mái, tích cực nhất. Và hãy bắt đầu từ việc đầu tư trang bị những bộ đồng phục nhân viên nhà hàng cho cấp dưới của mình.

Hãy thực sự coi công việc quản lý nhà hàng này như một niềm đam mê. Bởi khi bạn dành cho nó đủ tình cảm, đủ sự gắn bó thì chẳng xa vời đâu việc bạn sẽ nâng tầm được nó lên tới tầm nghệ thuật. Và đó sẽ là khi bạn gặt hái những thành công với chính nó.

Nguồn: https://thoitranghaianh.com/nhan-vien-nha-hang-can-biet/

Thời trang Hải Anh

Tags:
Đăng bởi: Hải Anh

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.