Ý nghĩa của Phúc Lộc Thọ trong nghệ thuật tạo hình , tam đa gỗ cẩm
Ông Phúc (Quách Tử Nghi): Ông là một vị quan to nên có áo mũ, cân đai chỉnh tề. Tuy nhiên, ông Phúc là vị quan thanh liêm nên khi điêu khắc tượng gỗ ông Phúc, người ta thường tạo hình trang phục đơn giản, phóng khoáng và dáng vẻ hoạt bát, năng động. Điểm đặc biệt ở nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ ông Phúc là phải tạo ra được khuôn mặt đầy vẻ nhân từ, phúc hậu: Đôi mắt biết cười, sống mũi đầy đặn, môi đều và nhỏ toát lên được vẻ đẹp hiền từ, hạnh phúc và mãn nguyện. Đây cũng là bài toán khó cho người nghệ nhân khi điêu khắc tượng gỗ ông Phúc. Ngoài ra, trên tay ông Phúc lúc nào cũng có một đứa bé tươi cười (theo tích xưa thì ông sống đến năm 83 tuổi, khi bế trên tay cháu đời thứ 5 – “ngũ đại đồng đường” thì ông mỉm cười đầy mãn nguyện và không lâu sau thì qua đời). Hình ảnh ông Phúc qua nghệ thuật tạo hình này thể hiện hạnh phúc đủ đầy, con cháu đầy đàn và viên mãn. Do đó, ở những gia đình hiếm muộn cũng thường đặt tượng Tam Đa trong nhà để cầu mong gia đình nhanh chóng có thành viên mới.
Ông Lộc (Đậu Tử Quân): Tương truyền ông là một vị tham quan rất giàu có và cuộc sống sung túc nên hình ảnh ông Lộc trong nghệ thuật tạo hình cũng rất chú trọng về trang phục. Tượng gỗ nghệ thuật ông Lộc được điêu khắc với trang phục đại quan, áo quan lớn sang trọng, mũ cánh chuồng, tay cầm ngọc như ý và nụ cười hả hê. Một số tượng gỗ còn điêu khắc hình tượng trang phục của ông Lộc có hình rồng cùng sóng nước lưu chuyển đại diện cho vượng khí dồi dào.
Ông Thọ (Đông Phương Sóc): Ông Thọ khá quen thuộc trong dân gian Việt Nam với hình ảnh ông già râu dài quét đất, trán cao và hói đầu, một tay cầm quải trượng và tay còn lại cầm quả đào tiên. Theo các nhà phong thuỷ, trán là phương Nam – phương của trời nên trán phải cao to, lồi lên thể hiện trời đất rộng lớn và đủ đầy. Tay cầm quải trượng vì tuổi cao cần vật chống đỡ nhưng lưng ông vẫn thẳng thể hiện sức khoẻ dồi dào. Tay cầm quả đào tiên – Đào tiên được xem là loại quả tượng trưng cho trường thọ trong trời đất.
Như vậy, để điêu khắc được một bộ Tam Đa bằng gỗ đẹp người thợ phải chú trọng 3 yếu tố: Trang phục của ông Lộc, khuôn mặt của ông Phúc và vầng trán của ông Thọ. Để tạo nên bộ tượng Phước Lộc Thọ đẹp người nghệ nhân không chỉ phải có tay nghề khéo léo mà còn chọn lựa được loại gỗ quý và thích hợp để làm nên một mẫu tượng gỗ đẹp.
Gỗ hương là gì? Gỗ hương là loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong danh sách gỗ quý của Việt Nam. Gỗ hương gồm nhiều loại khác nhau như: Giáng Hương, gỗ hương Gia Lai, gỗ hương Nam Phi,…Gỗ hương có một mùi hương thơm thoang thoảng mà không một loại gỗ nào có được.
Cách nhận biết tượng Tam Đa bằng gỗ hương đẹp: Tượng Tam Đa gỗ hương có màu sắc đỏ nâu đẹp, vân gỗ sậm màu tinh tế. Vân gỗ hương rất đẹp và có chiều sâu, thớ gỗ nhỏ mịn và có nhiều màu sắc. Ngoài ra, người ta còn nhận biết gỗ hương chưa thành phẩm bằng cách ngâm gỗ vào nước, nước ngâm sẽ chuyển từ màu trắng sang màu xanh nước chè.
Đặc biệt, tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ hương đẹp sẽ có mùi thơm thoang thoảng khác hẳn với mùi thơm nồng và thoáng qua của gỗ được thoa tinh dầu.
Giá tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ hương tuỳ thuộc vào loại hương, kích thước và độ tinh xảo của pho tượng để xác định. Giá bán tượng Tam Đa gỗ hương có thể là vài triệu hoặc cũng có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Gỗ trắc gồm 2 loại là trắc đen và trắc đỏ. Trắc đen có giá trị cao và hiếm hơn trắc đỏ. Gỗ trắc đen có màu đen tuyền như gỗ mun sừng nhưng nhạt hơn. Riêng gỗ trắc đỏ khi mới xẻ có màu đỏ tươi cà rốt và mùi hắc nhưng rất nhanh xuống màu, sau một tháng sẽ thành màu café và sau 3 tháng chuyển thành màu táo tàu khô. Gỗ sơn huyết rất giống với trắc đỏ nhưng giá thấp hơn vài chục lần nên cũng thường được dùng để giả gỗ trắc.
Cách nhận biết tượng Tam Đa gỗ trắc là dùng đèn pin soi và quan sát bằng mắt thường: vân gỗ chìm, vân xoắn tít nổi lên từng lớp rất đẹp; Thớ gỗ rất mịn, nhỏ và thỉnh thoảng có thớ màu đen. Ngoài ra, người ta còn nhận biết gỗ trắc bằng cách dùng giấy đánh ráp rồi ngửi trực tiếp sẽ có mùi thơm nhẹ. Giá tượng gỗ Tam Đa gỗ trắc khá cao do độ quý hiếm của loại gỗ này.
Dựa vào màu sắc của gỗ mà người ta phân gỗ cẩm thành rất nhiều loại: Cẩm lai, cẩm chỉ, cẩm nghệ, cẩm thị,… Trong đó, Tam Đa gỗ cẩm chỉ và Tam Đa gỗ cẩm lai được ưa chuộng hơn cả. Cẩm lai là một loại gỗ quý, màu nâu hồng, vân gỗ đen, sắc nét và thớ gỗ mịn. Gỗ cẩm chỉ khác với cẩm lai là có vân gỗ mịn chạy dọc thân cây khá đều và đẹp.
Giá bộ Tam Đa bằng gỗ cẩm khá hợp lý và phù hợp với nhiều người nên được khá nhiều người chơi tượng gỗ phong thuỷ lựa chọn.
tuong go tam da
Tượng Tam Đa bằng gỗ cẩm
Tượng Tam Đa bằng gỗ mun
Gỗ mun là một loại gỗ quý có màu đen tuyền như gỗ trắc đen nhưng đậm hơn nên rất dễ phân biệt. Gỗ mun được phân biệt thành mun sừng và mun hoa. Mun sừng là một loại gỗ rất quý và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tượng Tam Đa được điêu khắc từ gỗ mun sừng sẽ có màu đen bóng như sừng. Mun hoa được sử dụng phổ biến hơn vì giá gỗ mun hoa rẻ hơn và vân gỗ đẹp hơn.
Giá bộ Phước Lộc Thọ bằng gỗ mun cũng tuỳ vào loại gỗ mun. Gỗ mun sừng đặc biệt quý hiếm và có độ cứng như than đá nên quá trình chế tác thành tượng gỗ Tam Đa sẽ gặp rất nhiều trở ngại, do đó giá bán tượng Tam Đa gỗ mun sừng thường rất cao. Giá bán tượng gỗ Tam Đa bằng gỗ mun hoa thường rẻ hơn và được sử dụng phổ biến hơn mun sừng.
Gỗ Ngọc Am hay còn được gọi là gỗ Hoàng Đàn là loại gỗ có mùi hương thơm ngát, lá kim và thuộc bộ thông. Gỗ Ngọc Am có ý nghĩa rất lớn trong phong thuỷ là xua đuổi tà ma, khí xấu và thậm chí nhiều người tin rằng gỗ ngọc am có thể chữa bệnh. Đây là loại gỗ rất quý và thường được dùng cho các bậc đế vương ngày xưa.
Cách nhận biết tượng Phước Lộc Thọ bằng gỗ Ngọc Am thật hay giả là tượng gỗ có vân nhỏ, đẹp mắt, mùi thơm nhẹ và rất bền mùi chứ không nồng như hương tinh dầu. Trong một số trường hợp, gỗ ngọc am có thể tạo ra tuyết pha lê, khi đó chỉ cần dùng đèn pin soi vào tượng sẽ thấy sắc màu cầu vòng lóng lánh.
Người mua tượng gỗ Tam Đa bằng gỗ Ngọc Am thường là người có cơ sở kinh tế cao vì loại gỗ này rất quý hiếm, thậm chí có những pho tượng bằng gỗ ngọc am đẹp có giá lên đến hàng tỉ đồng.