Thoái hóa khớp là gì?
Triệu chứng của thoái hóa khớp là những cơn đau khớp mãn tính nhưng không có biểu hiện của viêm. Tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm và những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch là những tổn thương cơ bản mà người thoái hóa khớp thường gặp phải. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh là do tình trạng chịu áp lực quá tải trong thời gian kéo dài của sụn khớp và quá trình lão hóa của sụn khớp . Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh như các bệnh lý khác nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện có 10% dân số thế giới trong độ tuổi trung niêm có dấu hiệu của thoái hóa khớp. Đến năm 2050, số người mắc thoái hóa khớp có thể lên tới 130 triệu và 1/3 số này sẽ phải chịu tàn phế nghiêm trọng . Tính riêng tại Việt Nam, hiện nay đang có hớn 3,8 triệu người mắc bệnh thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp thường tiền triển chậm hơn các bệnh lý khác
Ở giai đoạn khởi phát của bệnh, thoái hóa khớp chỉ gây cảm giác đau nhức sau các cử động nhỏ. Một số trường hợp người bệnh cho biết hoàn toàn không cảm thấy đau đớn gì tại khớp trong giai đoạn này. Ngoài ra, ở giai đoạn sớm của bệnh, chỉ có 1/3 bệnh nhân có biểu hiện bệnh trên phim X-quang, số còn lại hình ảnh khớp nhận được giống như người bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên vì thế mà chủ quan không phòng ngừa và điều trị bệnh ở giai đoạn này, bởi đây là giai đoạn điều trị bệnh cho kết quả tốt nhất.
Bình thường, bệnh có các biểu hiện như: đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa 2 đầu xương, cứng khớp xảy r khi ngủ dậy hoặc vận động, đứng lên), sưng tấy tại một hoặc một số khớp, phát ra tiếng lục cục, lạo xạo khi co duỗi các khớp, mức độ đau tăng khi cường độ vận động tăng. Người bệnh cần chú ý, khi tại các khớp có hiện tượng nóng, đỏ thì đây chính là thoái hóa khớp đi kèm cũng một bệnh lý khác, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở: ngón tay, cột sống, đốt sống cổ, gót chân, khớp gối, khớp háng.
Điều trị thoái hóa khớp
Hiện có hai phương pháp điều trị là dùng thuốc và không dùng thuốc.
Với điều trị không dùng thuốc (thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhẹ), bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay sóng siêu âm, xung điện để giảm bớt các triệu chứng đau. Ngoài ra, vận động liệu pháp cúng là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên khi đau nhiều, bệnh nhân nên nghỉ ngơi để khớp được thư giãn, tránh hoạt động, gây áp lực cho khớp bị thoái hóa.
Với điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc:
Thuốc giảm đau, chống viêm (paracetamol, aspirin, meloxicam, diclofenac): Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm từ nhẹ đến nặng (các thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời). Nói chung nên hạn chế dùng kéo dài vì những tác dụng không mong muốn của thuốc như loét dạ dày - tá tràng...
Thuốc bổ sung chất nhày cho khớp: Sử dụng những chế phẩm có cấu trúc phân tử gần giống như dịch khớp tiêm vào ổ khớp. Chỉ tiêm khi có hiện tượng đau, khô khớp, khó vận động và thường tiêm vào khớp gối.
Thuốc dinh dưỡng sụn khớp như glucosamin sulfat. Gần đây chất này được nghiên cứu để điều trị thoái hóa khớp do có tác dụng tăng cường tái tạo sụn, ức chế các men phá hủy sụn, giảm dần quá trình viêm đau khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Các thuốc bôi, xoa ngoài: Tùy theo thành phần hoạt chất trong đó có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, giãn cơ.
Các thuốc bổ: Các thuốc bổ gân, bổ xương... (có giá trị về mặt tâm lý hơn là giá trị thực tế).
Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ tốt hơn nếu được kết hợp với vật lý trị liệu và các liệu pháp vận động khác. Khi khớp bị tổn thương quá nặng, mất khả năng vận động phải thay khớp.
Vậy thoái hóa khớp có chữa khỏi hẳn được không?
Thoái hóa khớp hiện nay không có thuốc chữa khỏi hẳn căn bệnh này, chỉ có thể làm chậm quá trình này bằng tập luyện, vận động đúng mức. Không nên tăng cân bởi tăng cân đồng nghĩa với gia tăng thêm áp lực cho khớp (tăng 1kg khiến khớp phải chịu đựng thêm sức nặng gấp 5 lần). Người bệnh cũng nên tránh thực hiện các động tác có hại cho khớp và chỉnh các dị dạng bất thường của khớp. Cần xin ý kiến của chuyên gia về việc bổ sung thêm các loại vitamin nhóm C, D bằng các thực phẩm bổ sung nếu cần thiết.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương Khớp: Hyluflex
Hyluflex có thành phần chính: Hydrolyzed Collagen Type II, Hyaluronic acid, Glucosamine HCL, Chondroitin sulfate, MSM, Vitamin B1 (Thiamine Mononitrate), Pyridoxine HCL, Vitamin D3, Boswellia Serrata, Chinese Skullcap, Bromelain, Black Catechu, Turmeric Extract, Chiết xuất rễ gừng (Ginger Root Extract), Tiêu đen (Bioperine).
Công dụng: - Hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn cho khớp,- Hỗ trợ sự hoạt động linh hoạt của các khớp xương, giảm thoái hóa khớp.- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, viêm sưng khớp. Đối tượng sử dụng: Dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), người vận động nặng nhọc, người bị loãng xương, thoái hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, viêm khớp. Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam. Địa chỉ: 262A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Hotline: 0943.968.958/ 046.654.7733
Hyluflex.com (Tổng hợp)