Bệnh đau thắt lưng có nhiều người mắc phải hiện nay nhưng không phải ai cũng giống ai. Đau lưng có nhiều vị trí nên các bệnh cũng khác nhau, có đau lưng trên, đau lưng dưới, bệnh đau thắt lưng…Mỗi một vị trí đau là cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bệnh đau thắt lưng là gì?
Đau thắt lưng gồm nhiều loại như cấp tính, tái phát và mạn tính. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân khỏi đau hoặc trở thành đau mạn tính. Khoảng 10%-50% trường hợp đau thắt lưng mạn xuất phát từ những cơn đau cấp không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đau thắt lưng
– Nguyên nhân bệnh xương khớp này có thể là do công việc thường xuyên phải nâng, kéo vật nặng. Thậm chí, những công việc khiến bạn phải ngồi cả ngày trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau lưng.
– Đeo túi xách và ba lô thường xuyên ở một bên vai.
– Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức. Đặc biệt, nếu cả tuần bạn không chơi thể thao và chỉ chơi vào cuối tuần.
– Tư thế đứng gù, vẹo. Đứng thẳng là cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng. Bạn nên đứng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, vai hơi ngả ra sau, thì toàn bộ trọng lượng của bạn sẽ được phân đều lên hai bàn chân.
– Thoát vị đĩa đệm cũng là câu trả lời cho câu hỏi đau thắt lưng là bệnh gì? Đây là nguyên nhân đau thắt lưng phổ biến ở người trẻ.
– Một số bệnh mạn tính cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng như: hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp (một bệnh có tính chất di truyền, chỉ gặp ở nam giới), lao cột sống, viêm khớp dạng thấp…cũng có thể là câu trả lời cho câu hỏi đau thắt lưng là bệnh gì đó. Do vậy khi nghi ngờ các nguyên nhân này dẫn tới bệnh đau thắt lưng, các bạn cần đi khám để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Dấu hiệu đau thắt lưng
– Khi khám lâm sàng, ấn tượng chính là tư thế sai lệch còn cản trở vận động của cột sống thắt lưng. Động tác cúi gập chân không thể thực hiện được nếu có chăng chỉ là do các khớp háng khi cột sống đã bị cứng.
– Bệnh nhân chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm trên giường sang tư thế đứng thẳng bằng một động tác lăn theo phía bên, dùng mông làm điểm xoáy khi khám ấn và gõ vào chỗ đau trên những gai của cột sống thắt lưng dưới.
– Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và nếu nâng lên khỏi mặt giường sẽ làm đau tăng lên ở vùng thắt lưng – cùng.
Thông thường những người trẻ tuổi dễ bị đau thắt lưng bởi vì ở họ những yếu tố gây xáo động trong đĩa đệm xuất hiện sớm nhất.
– Lúc đầu cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó co xu thế tự lui bệnh. Nhưng đối với những lần sau đó thì khó có thể nói trước là nó có thể tự khỏi được hay không.
– Đối với lứa tuổi thanh niên hoặc trung niên, cơn đau thắt lưng cấp có thể là triệu trứng lâm sàng duy nhất của thoái hoá đĩa đệm, thoái hóa khớp…
– Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thường thấy hội chứng đĩa đệm thắt lưng mãn tính tái phát, sau một quá trình tiến triển bao giờ cũng trở lại hội chứng đau vùng xương cùng và đau dây thần kinh hông to.
Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:
– Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút
– Nên đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại
– Thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu
Một số điều không nên chúng ta cần lưu ý khi đau thắt lưng:
– Hạn chế thời gian ngồi. Nên đặt tay lên bàn khi ghế không tay tựa hay thiếu chỗ dựa
– Không nên ngồi lom khom
– Không nên ngồi vẹo sang bên
– Không nên đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài
Trên đây là một số thông thông tin về chứng bệnh đau thắt lưng. Hy vòng rằng, với một số thông thông tin về chứng bệnh đau thắt lưng trên đây sẽ giúp bạn tìm được những phương pháp tốt nhất cho sức khỏe xương khớp của mình. Chúc các bạn sức khỏe!
>> Mách bạn:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương Khớp: Hyluflex
Hyluflex có thành phần chính: Hydrolyzed Collagen Type II, Hyaluronic acid, Glucosamine HCL, Chondroitin sulfate, MSM, Vitamin B1 (Thiamine Mononitrate), Pyridoxine HCL, Vitamin D3, Boswellia Serrata, Chinese Skullcap, Bromelain, Black Catechu, Turmeric Extract, Chiết xuất rễ gừng (Ginger Root Extract), Tiêu đen (Bioperine).Công dụng: - Hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn cho khớp,- Hỗ trợ sự hoạt động linh hoạt của các khớp xương, giảm thoái hóa khớp.- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, viêm sưng khớp.Đối tượng sử dụng: Dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), người vận động nặng nhọc, người bị loãng xương, thoái hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, viêm khớp.Địa chỉ: 262A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà NộiHotline: 0943.968.958/ 046.654.7733
Theo Hyluflex.com (Tổng hợp)