Đau nhức xương là hiện tượng dễ gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên lại rất nhiều người chủ quan cho rằng đây chỉ là chứng bệnh thông thường. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đó là dấu hiệu của những căn bệnh xương khớp nguy hiểm? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn nhất.
Không chỉ đơn giản là do hoạt động tần suất cao hay do va chạm mà xương khớp bạn bị đau, có rất nhiều lý do đáng sợ làm đau nhức khớp xương của bạn.
1. Viêm khớp nhiễm trùng
Chuyên gia thấp khớp, tiến sĩ Orrin Troum thuộc Trung tâm y tế Providence Saint John's Health Center, Santa Monica, California, Mỹ cho biết, "Khớp xương có thể bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn nếu bạn có một vết cắt hoặc một vết thương quá sâu nhưng lại không rửa sạch vết thương đúng cách. Chỗ vết thương bị sưng phồng gây cho bạn cảm giác đau đớn, sốt cao và ớn lạnh".
Đầu gối là vùng dễ bị ảnh hưởng nhất, nhưng hông, mắt cá chân và cổ tay cũng rất dễ bị lây nhiễm. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh IV đồng thời tiến hành hút dịch từ khớp bị nhiễm trùng. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến tử vong.
2. Bệnh gút
Tiêu thụ quá nhiều Protein có thể gây áp lực cho các khớp xương của bạn. "Nếu bạn ăn quá nhiều Protein, cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric nhưng không thể bài tiết ra hết," Tiến sĩ Luga Podesta, giám đốc bộ phận y học thể thao tại Trung tâm Chỉnh hình St. Charles, New York giải thích.
"Điều này gây ra một phản ứng viêm dữ dội được gọi là bệnh gút, và là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Các triệu chứng của bệnh gút như nóng, sưng đỏ, và những cơn đau thường xuất hiện đầu tiên ở ngón chân cái, sau đó lan dần sang các khớp khác.
Ăn quá nhiều chất đạm không phải là nguyên nhân duy nhất. Uống quá nhiều rượu hoặc đồ uống có đường, bị mất nước, hoặc dùng một số loại thuốc (như thuốc chẹn beta) hoặc béo phì cũng là nguyên nhân gây bệnh.
3. Bệnh Lyme
Theo Tiến sĩ Luga Podesta, ước tính có khoảng 30.000 người bị bọ ve đốt mỗi năm. Vi khuẩn từ vết đốt thâm nhập vào máu gây ra các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt, nhức đầu, và nổi vết tròn đỏ trên da trong nhiều trường hợp được gọi là "phát ban mắt bò". Tuy nhiên rất khó chẩn đoán bệnh nếu bạn không sống trong khu vực đặc hữu của bọ ve.
Nếu bạn không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây sang các khớp xương đặc biệt là đầu gối. Bạn cũng có biểu hiện cứng cổ và đau nhức tay chân. Theo thời gian, tim và hệ thống thần kinh của bạn có thể bị nhiễm khuẩn.
4. Lupus ban đỏ
Bệnh rối loạn tự miễn này "có thể phá hỏng tất cả các khớp xương nếu không được chữa trị kịp thời," Tiến sĩ Orrin Troum cho biết. Hệ thống miễn dịch ở những người bị lupus ban đỏ bị kích động quá mức và tấn công các khớp xương thậm chí da, máu, thận và các cơ quan khác.
Ngoài triệu chứng thông thường như khớp xương sưng phồng đau đớn, bạn có thể phát hiện phát ban hình cánh bướm ngang hai bên má, nhưng mỗi người có một triệu chứng khác nhau. Ngoài ra rụng tóc, khó thở, mất trí nhớ, loét miệng, khô mắt và miệng cũng là dấu hiệu của bệnh.
5. Bệnh lậu
Bệnh lây truyền qua đường tình dục này không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, mà còn gây ra bệnh viêm khớp lậu cầu tàn phá các khớp xương. Bệnh này ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới và, điều đáng ngạc nhiên là bệnh này thường phổ biến ở các cô gái tuổi teen quan hệ tình dục.
Nếu mắc phải bệnh lậu, một vùng khớp sẽ trở nên nóng đỏ và sưng phồng (mặc dù một số người phải chịu đựng các khớp xương sưng to và đau đớn), cùng với các triệu chứng khác của bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, cũng như chảy mủ dương vật hoặc tăng tiết dịch âm đạo.
6. Bệnh thấp khớp
Có thể bạn không bất ngờ khi thấy bệnh thấp khớp được nêu trong danh sách này. Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp rất khác so với viêm xương khớp, chứng thoái hóa khớp thường phát triển theo tuổi tác.
Bệnh thấp khớp là bệnh tự miễn, và là bệnh của phụ nữ: Trong số hơn 1,3 triệu người mắc bệnh có đến 75% là phụ nữ. "Rất đáng lo ngại khi thấy bệnh này xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi," Tiến sĩ Orrin Troum cho biết.
Các khớp bị sưng và cảm giác cứng vào buổi sáng là triệu chứng phổ biến của bệnh. Ngoài ra bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, sốt, hoặc giảm cân mà không rõ nguyên nhân.
Mặc dù không phải tất cả những nguyên nhân gây đau khớp đều được chữa khỏi, nhưng vẫn có thể được điều trị. Một số bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác theo toa.
Một số khác có thể tự cải thiện tình trạng bệnh theo thời gian. Nhưng bạn vẫn phải đi khám bác sĩ chuyên về viêm khớp nếu nhận thấy bất kỳ đau đớn nào ở vùng khớp xương để đảm bảo được chuẩn đoán đúng và được điều trị kịp thời.
>> Xem thêm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương Khớp: Hyluflex
Hyluflex có thành phần chính: Hydrolyzed Collagen Type II, Hyaluronic acid, Glucosamine HCL, Chondroitin sulfate, MSM, Vitamin B1 (Thiamine Mononitrate), Pyridoxine HCL, Vitamin D3, Boswellia Serrata, Chinese Skullcap, Bromelain, Black Catechu, Turmeric Extract, Chiết xuất rễ gừng (Ginger Root Extract), Tiêu đen (Bioperine).Công dụng: - Hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn cho khớp,- Hỗ trợ sự hoạt động linh hoạt của các khớp xương, giảm thoái hóa khớp.- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, viêm sưng khớp.Đối tượng sử dụng: Dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), người vận động nặng nhọc, người bị loãng xương, thoái hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, viêm khớp.Địa chỉ: 262A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà NộiHotline: 0943.968.958/ 046.654.7733
Theo Soha (Tổng hợp)