Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một hành trình dài 458 lượt xem
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một hành trình dài
Nhìn lại cả quá trình cho thấy, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau gần 7 năm thi công (khởi công tháng 10/2011) là hành trình dài với không ít trắc trở. Trong đó, có cả các sự cố liên quan đến an toàn, rồi vướng mắc trong việc thiếu vốn nghiêm trọng,… tưởng như sẽ phải tiếp tục lùi tiến độ như một số dự án đường sắt đô thị khác đang được triển khai tại Hà Nội và TP.HCM.
Lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt chia sẻ: “Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông hoàn toàn mới, trong nước chưa có dự án nào để học kinh nghiệm triển khai. Loại hình hợp đồng EPC (thuê tổng thầu xây dựng toàn bộ dự án từ đầu đến cuối, hay còn gọi là hình thức hợp đồng “chìa khóa trao tay”), khi áp dụng quy định pháp lý lại có những vấn đề vướng mắc, không phù hợp thực tiễn”.
“Nói dễ hiểu, ở các nước khác, khi triển khai EPC, chủ đầu tư chỉ ra “đề bài” chung và nhận sản phẩm hoàn thành, còn tổng thầu thiết kế, thi công và chịu trách nhiệm, bảo hành. Song, ở dự án Cát Linh - Hà Đông, chủ đầu tư lại phải tham gia cả các khâu thiết kế, phê duyệt đơn giá, giám sát, thẩm định… Ngoài ra, các nguyên nhân như chậm GPMB, chậm được cấp vốn bổ sung, khi thi công phải điều chỉnh, bổ sung các hạng mục không có trong khâu lập dự án khiến dự án bị đội vốn, một số lần chậm tiến độ”, lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt chia sẻ và lấy dẫn chứng, thực tế, các dự án đường sắt đô thị khác như: Nhổn - ga Hà Nội (Hà Nội), Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương (TP HCM) do các địa phương làm chủ đầu tư đang gặp nhiều khó khăn, đội vốn và nhiều lần chậm tiến độ.
Cụ thể, dự án Nhổn - ga Hà Nội (do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội quản lý, có chiều dài 12,5km, tổng vốn đầu tư ước tính 1,2 tỷ USD) được khởi công ngày 10/10/2010 (trước dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông 1 năm) đến nay mới đạt hơn 41%. Sau 10 năm thi công, dự án cũng trong tình trạng chậm tiến độ, đội vốn hơn 36.000 tỷ đồng. Ban đầu dự kiến hoàn thành dự án vào tháng 9/2017, nhưng sau đó lùi tiến độ hoàn thành dự án đến sau năm 2021.
Còn tại TP.HCM, dự án đường sắt Bến Thành - Tham Lương có chiều dài 11,2 km, được nghiên cứu và thực hiện các thủ tục từ năm 2008. Dự kiến ban đầu sẽ hoàn thành dự án trong năm 2018, sau đó TP.HCM xin lùi đến năm 2020 và rồi tiếp tục xin lùi đến năm 2024. Trong khi đó, dự án tuyến Bến Thành - Suối Tiên có chiều dài gần 20km, được khởi công tháng 8/2012. Dự án đến nay đạt hơn 50% khối lượng và giải ngân đạt khoảng hơn 30% vốn. Dự kiến, đến năm 2020 dự án mới có thể hoàn thành, đưa vào khai thác.
>> Tham khảo thêm:
dịch vụ chở hàng
vận tải hàng hóa hà nội
xe tải hà nội
Tags: