Cách ứng xử hay khi cha mẹ mâu thuẫn trước con cái
Trong những cơn tức giận, việc lời qua tiếng lại là không thể thiếu. Nhưng trong mọi trường hợp hãy nên ngồi lại nói chuyện với nhau để tìm ra cách giải quyết, đừng nên to tiếng với nhau.
1. Hạn chế to tiếng và tránh bạo lực
Trẻ em sẽ rất buồn và thất vọng nếu như thấy bố mẹ cứ cãi nhau liên miên và to tiếng khi nói chuyện.
Đặc biệt, trong các cuộc cãi vã, tránh sử dụng bạo lực. Sử dụng bạo lực sẽ gieo ám ảnh vào trong tâm trí của bé, bé sẽ sợ hãi và xa lánh bố mẹ. Từ đó, bé sẽ mất niềm tin vào gia đình và bố mẹ mình, nhiều trẻ không hiểu chuyện sẽ bắt chước bố mẹ từ đó sẽ dẫn đến việc bố mẹ nói, con cái không nghe lời.
Tốt hơn hết là các bậc làm cha làm mẹ nên suy nghĩ đến gia đình nhiều hơn, chung tay xây dựng tổ ấm chứ đừng nên gieo vết thương trong lòng của trẻ nhỏ. Đây là cách ứng xử hay được áp dụng nhiều nhất bạn nên biết.
2. Làm hòa càng sớm càng tốt
Chẳng ai muốn sự cãi vã kéo dài và tệ thêm, nếu cứ tiếp tục cãi vã sẽ không mang lại kết quả tốt, chỉ khiến cho cả hai càng trở nên nóng giận và không khí trong gia đình sẽ căng thẳng hơn. Nếu không thể giải quyết được nữa, nói chuyện trong lúc nóng giận không giải quyết được vấn đề, thì một trong hai (hoặc cả hai) nên chọn cách im lặng. Đợi bình tĩnh lại và ngồi nói chuyện với nhau một cách rõ ràng để tìm ra cách giải quyết. Đừng nên kéo dài quá lâu sẽ làm cho tình cảm gia đình rạn nứt và tình cảm dành cho trẻ từ đó cũng bị nhạt đi. Điều đó sẽ không tốt cho trẻ nhỏ.
3. Mặc dù cãi vã nhưng phải cư xử lịch sự
Cư xử lịch sự là điều ai cũng cần phải có, nhưng trong trường hợp nóng giận không kiểm soát được lý trí, việc thốt ra những từ ngữ kém lịch sự không thể tránh khỏi. Và điều này sẽ khiến bé nhà bạn ghi nhớ những từ ngữ không hay, trẻ có thể học theo bất cứ lúc nào.
Đặc biệt, khi một trong hai người nói lời xin lỗi cũng giúp cho cuộc cãi vã nhanh chóng kết thúc, và việc nói chuyện lịch sự và biết nhận lỗi cũng là một điểm tốt để trẻ học hỏi. Đây cũng là cách ứng xử hay mà cha mẹ cần biết.
4. Hạn chế cãi nhau khi có mặt trẻ
Khi có mặt trẻ, mặc dù có giận nhau đến mấy, bạn cũng phải nên kiềm chế cơn tứcgiận và làm chủ được bản thân. Đừng để hành động giết chết lý trí, đừng nên gây áp lực ngay từ đầu đối với trẻ. Vì trẻ nhỏ đang là tuổi ăn tuổi lớn, tuổi được yêu thương, nâng niu chiều chuộng.
5. Sau mỗi lần cãi nhau nên nói chuyện với trẻ
Tưởng chừng như trẻ em không biết gì, nhưng đa số, trẻ em hiện nay rất hiếu động và nó có thể hiểu hết những gì đang diễn ra. Khi trẻ đã chứng kiến hết cuộc cãi nhau của bố mẹ và trẻ không nói gì, là lúc đó trẻ đang thất vọng về bố mẹ hoặc trẻ đang cảm thấy buồn và tủi thân.
>> Tham khảo thêm: