Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Dịch vụ khác tại Long An

Những điều cần biết độ pH để nuôi cá cảnh 777 lượt xem

pH là một chỉ số dùng để đo nồng độ của ion H+ có trong dung dịch. Vì vậy, độ PH chính là độ axit hoặc là độ bazơ của nó. Từ đó có thể hiểu, độ pH của nước nuôi cá cảnh chính là độ axit hoặc là độ chua của nước dùng trong bể nuôi cá cảnh. Thông thường độ pH dao động từ 0 -14.

 

Trường hợp là nước cất thì độ PH = 7, có nghĩa là nước trung tính.Trường hợp nước có chứa quá nhiều ion H+ thì độ PH <7, nước có tính axit.Trường hợp nước có chứa quá nhiều ion OH– thì độ Ph>7, nước có tính kiềm cao.

Vai trò của độ pH đối với cá cảnh

 

Độ pH của nước nuôi cá cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng của cá, cũng như các loài cây thủy sinh trong bể nuôi cá cảnh. Vì vậy, cần phải duy trì độ pH ổn định và phù hợp với từng loại cá.Thông thường, cá sinh sống và phát triển trong điều kiện độ pH từ 6 – 8. Tuy nhiên, mỗi loại cá khác nhau sẽ phát triển tốt nhất trong một độ pH nhất định, vì vậy cần phải tìm hiểu và điều chỉnh độ pH trong bể nuôi cá cảnh phù hợp với từng loại cá.Trong trường hợp, bể cá cảnh có độ pH< 5.5, tức là độ axit trong bể nuôi cá cảnh cao. Khi sinh sống trong điều kiện axit cao, có thể ảnh hưởng đến chất nhờn và hệ hô hấp của cá, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tình trạng cá chết.Trường hợp, bể cá cảnh có độ pH > 8.5, tức là độ kiềm trong bể nuôi cá cảnh cao. Khi sống trong điều kiện kiềm cao, có thể làm phá hủy da cũng như mang cá, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi oxy cũng như quá trình trao đổi chất. Vì thế cá sẽ chậm lớn hơn bình thường. Không những thế, lượng khí NH3 có trong môi trường kiềm cao có thể gây ngộ độc cho cá, rất nguy hiểm.Cách đo ph :Có nhiều cách đo ph như giấy quỳ ,điện cực .. nhưng người ta lại ưa chuộng sử dụng máy đo pH nhất .Về cách dùng thì nó rất đơn giản chỉ cần nhỏ vài giọt mẫu dung dịch thì có thể kiểm tra độ pH của nước ngay lập tứcCách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinhKiểm tra pH hồ cá thủy sinh kỹ 2 LẦN trước khi tăng giảm pH. Khi đã nắm rõ về độ pH trong hồ cá thủy sinh của mình rồi các bạn nên tìm hiểu kỹ tại sao độ pH của mình lại cao hay thấp như vậy. Vì độ pH trong hồ cá thủy sinh có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới nó. Ví dụ: cung cấp CO2 liều lượng quá nhiều cũng làm độ pH giảm xuống đáng kể.1. Cách tăng độ pH trong hồ cá- Dùng vôi tôi (CaCo3) theo tỷ lệ 10-20g/m3, nước vôi trong hay sôđa- Cho san hồ vào hộp lọc là cách hay dùng nhất của dân chơi thủy sinh.- Thay nước máy thường xuyên sẽ làm tăng PH ( Nước máy mới thường có PH từ 7.0 - 8.0)- Sử dụng máy sủi oxi cường độ mạnh và thường xuyên sẽ làm tăng PH2. Cách giảm độ pH trong hồ cá- Lá bàng không chỉ giảm PH mà còn có tác dụng giảm Stress cho cá, phòng ngừa 1 số bệnh ở cá- Cung cấp thêm CO2 vào hồ cá thủy sinh, vừa giúp cây phát triển tốt, vừa làm pH ổn định- Dùng lọc vi sinh sẽ giúp ổn định PH ( giúp PH giảm 1 phần )- Bỏ dớn lan vào hộp lọc hồ cá- Nước trong hồ lâu ngày không thay (nước cũ) sẽ làm nước trong hồ giảm PHIV. Các lưu ý cơ bản về pH trong hồ cá thủy sinh- pH trong hồ cá thủy sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: phân nền, lượng CO2, lượng cây thủy sinh….- Khi đo pH trong hồ cá thủy sinh thì nên lưu ý xem thiết bị đo pH còn sử dụng được tốt hay không.- Không nên tăng hay giảm pH đột ngột trong hồ cá thủy sinh, nên tăng hay giảm pH từ từ sẽ giúp cá thích nghi tốt hơn.- Hạn chế dùng dung dịch tăng hay giảm pH có bán trên thị trường, nên áp dụng cách tự nhiên nhất. Các dung dịch tăng hay giảm pH thường dễ làm sock cá và độ pH sẽ không ổn định lâu dài.

Tags:
Đăng bởi: mai quoc nhan

Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.