Trong cuộc sống hằng ngày, khi sinh hoạt, lao động, chơi thể thao, khi sơ ý chúng ta rất phải gặp những tai nạn bất trắc, trong đó thường gặp nhất là gãy xương. Ngoài việc xương bị gãy, các triệu chứng khác có thể đi kèm với tổn thương xương, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh chấn thương. Việc nhận biết ban đầu và có phương pháp sơ cứu người bị gãy xương rất quan trọng và cần xử lý sớm để tránh những biến chứng, tử vong không đáng có. Sau đây là những bước bạn cần làm để giúp nạn nhân thoải mái và ngăn ngừa chấn thương trở nên nặng hơn cho đến khi được cấp cứu.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp sơ cứu người bị gãy xương là cầm máu (nếu chảy máu), bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc. Có như vậy mới giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm như sốc do mất máu, liệt tứ chi, hoại tử chi do xương gãy chèn ép tủy.
Bước 1: Nhận biết ban đầu
Gọi cấp cứu 115 nếu chấn thương nghiêm trọng. Một số trường hợp gãy xương nghiêm trọng cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp ngay lập tức. Các dấu hiệu cho thấy nạn nhân bị gãy xương nghiêm trọng là: Nạn nhân bất tỉnh, tắt thở hoặc tim ngừng đập (trường hợp này phải tiến hành hồi sức tim-phổi (CPR) ngay). Người nhợt nhạt, mồ hôi lạnh, khó thở hoặc mê sảng, triệu chứng của shock. Nạn nhân chảy máu nghiêm trọng. Bị thương ở đầu, cổ, lưng, hông, xương chậu hoặc đùi. Chấn thương chi và trật khớp. Một chút dịch chuyển nhẹ hoặc ấn nhẹ cũng gây đau. Xương đâm ra ngoài da. Sưng khuỷu tay, khuỷu chân hoặc bầm tím.
Nếu nhận thấy chấn thương không nghiêm trọng thì tiến hành các bước sơ cứu ban đầu:
– Cầm máu. Nếu có vật kích thước lớn đâm vào da thì đừng loại bỏ nó vì bạn có thể làm nạn nhân mất máu nghiêm trọng hơn.
– Không động vào vùng bị thương. Yêu cầu nạn nhân không được di chuyển chỗ gãy xương, giúp họ nằm/ngồi thoải mái. Đừng cố gắng làm xương trở lại đúng vị trí, trừ khi mạch máu bị chẹn. Không di chuyển người bị gãy hông hoặc xương chậu. Nếu phải di chuyển, cần buộc hai chân của họ lại và đặt một cái khăn vào giữa, sau đó đặt họ nhẹ nhàng lên một cái cáng.
– Chườm nước đá để giảm đau và giảm sưng.
– Đối với người có dấu hiệu sốc cần đặt nạn nhân nằm xuống và đặt nghiêng chân lên cao hơn so với đầu. Choàng khăn/áo để giữ ấm cho nạn nhân, thay đổi tư thế nếu họ nôn mửa.
Bước 2: Nẹp xương gãy
Nẹp xương vào đúng vị trí của nó, giúp cố định xương trước khi xe cứu thương đến. Nếu cứu hộ sẽ đến ngay thì không cần thiết phải nẹp vì nẹp có thể làm chấn thương nghiêm trọng hơn. Sau khi nẹp máu thấy không lưu thông được, da tái nhợt, sưng hoặc bị tê thì cần nới lỏng nẹp ra. Nếu buộc nẹp làm cơn đau nghiêm trọng hơn, hãy bỏ nẹp và chờ nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp xử lí.
Bước 3: Làm băng đeo
Làm một cái băng đeo cho người bị gãy xương cánh tay. Băng đeo sẽ cố định xương bị gãy. Nếu làm băng đeo quá khó, hãy bảo nạn nhân đừng cử động cho đến khi cứu hộ đến.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương Khớp: Hyluflex
Hyluflex có thành phần chính: Hydrolyzed Collagen Type II, Hyaluronic acid, Glucosamine HCL, Chondroitin sulfate, MSM, Vitamin B1 (Thiamine Mononitrate), Pyridoxine HCL, Vitamin D3, Boswellia Serrata, Chinese Skullcap, Bromelain, Black Catechu, Turmeric Extract, Chiết xuất rễ gừng (Ginger Root Extract), Tiêu đen (Bioperine).
Công dụng:– Hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn cho khớp,– Hỗ trợ sự hoạt động linh hoạt của các khớp xương, giảm thoái hóa khớp.– Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, viêm sưng khớp.
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), người vận động nặng nhọc, người bị loãng xương, thoái hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, viêm khớp.
Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam.Địa chỉ: 262A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0943.968.958/ 046.654.7733