Cây vòi voi mọc nhiều trong tự nhiên, ở một số địa phương dùng cây này làm thuốc nhưng đây là cây có chứa độc tố nên sử dụng đúng cách thì mới có thể chữa bệnh. Nếu sử dụng sai cách hoặc chưa có hướng dẫn sử dụng của bác sỹ sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.Cây vòi voi có tên là vòi voi vì bông nó như cái vòi của con voi, nên người ta lấy nó đặt tên. Theo sách thuốc Tàu thì công năng nó như vị độc hượt, nên gọi là Nam độc hượt. Còn có tên gọi khác là cầu vĩ trùng, đại vĩ đạo.Nơi mọc, trồng: Cây vòi voi thường mọc theo bờ ruộng, theo giống, nhất là theo các hào mả, chỗ trũng thấp. Vòi voi thuộc loài cỏ, cao độ 6-7 tấc, lá xanh, nhám có mụt sần sùi. Vòi voi là loại cây thảo mộc mọc hoang, sống lâu năm, cao khoảng 40 cm. Thân cây khỏe, cứng, có nhiều lông nhám; lá hình bầu dục dài, nhăn nheo, mép lá có răng cưa. Hoa màu tím hoặc trắng, không có cuống, mọc xếp liền nhau thành 2 hàng dài. Cây mọc lên 3- 4 tháng thì có bông, màu trắng dài độ 1 tấc, chót bông co lại như cái chót của cái vòi voi.Cây vòi voi - phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp gối Tính chất của cây vòi voi: Vị đắng cay, tính hơi ấm. Vào được 3 kinh tỳ, thận, đại tràng.Loại cây này vị đắng nhẹ, hơi the, mùi hăng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, dùng trong các trường hợp phong thấp, viêm gân do chấn thương. Có thể thu hái dược liệu quanh năm (nên nhổ cả cây, rửa sạch, phơi khô, cất dùng dần). Công dụng chữa bệnh của cây:Cây vòi voi có tính chống lại với gió dùng chuyên về bệnh phong.Chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, mắt mờ, đau nhức các xương khớp, tê bại.Khi bị phong thấp, đầu gối sưng tấy, các khớp xương khó cử động hoặc viêm gân do chấn thương, lấy 20-40 cây tươi giã giập, sao với rượu, bọc trong gạc đắp lên chỗ tổn thương. Nên đắp lúc nóng, thay vài lần trong ngày.Hợp trị: Đau nhức khớp xương, làm sưng đầu gối, cánh chõ: đâm cây lá vòi voi một nắm, lá thuốc cứu một nắm xào với giấm, lấy vải sạch bó ở chỗ nhức.Chứng phong, làm nhức mỏi, tê rần tay chân:Vòi voi 30g, bạch tiễn bì 1 lượng (mua ở tiệm thuốc). Đổ 2 lít nước, sắc còn nữa lít, chế vào một ít rượu để uống trước khi đi ngủ hoặc khi ăn cơm rồi. Cách chế: Nhổ cả cây lẫn rễ, rửa sạch, phơi hơi héo, chặt nhỏ sao vàng khử thổ- Nếu đã có mủ rồi, cao rượu vòi voi không có tác dụng làm tan mủ, nhưng cũng làm cho mủ không lan rộng hơn và làm bớt sưng tấy ở những vùng xung quanh ổ mủ.- Sau khi chích mủ, nếu băng bằng cao rượu vòi voi, vết thương chóng lành và đỡ đau hơn là băng thường.- Cao rượu vòi voi đắp lên chỗ sưng làm dịu đau ngay, bệnh nhân có cảm giác mát dịu, dễ chịu, không nhức nhối như khi chưa đắp thuốc.- Chữa sưng tấy gối với những triệu chứng sau: trước phát bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau vùng đầu gối đỏ và sưng to lên, người lên cơn sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây tươi, chặt thành từng đoạn nhỏ, giã cho dập, bỏ vào nồi sao với dấm hoặc với rượu gói vào miếng vải, buộc vào chỗ sưng. Làm như vậy khi có kết quả thì ngừng.- Cao rượu vòi voi có tác dụng với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ. Chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3 - 4 ngày, đắp ướt liên tục. Ghẻ lởĐâm cây, lá vòi voi đặt chỗ lởVòi voi là một vị thuốc chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa.Dùng trong hay đắp bên ngoài. Ngày uống 15 - 20g tươi. Có người còn dùng làm thuốc điều kinh nhưng liều quá cao có thể gây sảy thai.Sưng amygdal:Dùng lá tươi nghiền ra lấy dịch súc miệng ngày 4-6 lần. sau đó nhổ raChú ý:Tuy nhiên, người ta phát hiện một số loài vòi voi như H.lariocarpum Fish et Mey chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn rất độc đối với gan và gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư. Tính độc này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ Y tế Việt Nam (năm 1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh, mặc dù chỉ dùng ngoài để đắp.Chỉ nên dùng ngoài da không nên uống nước hay ăn cây vòi voi, khi đắp thuốc có chứa cây vòi vòi đã có tác dụng thì ngưng dùng ngay. Từ những thông tin trên, lời khuyên với mọi người dù là thuốc từ cây lá cũng phải có chỉ định thận trọng của thầy thuốc.Chỉ định: Người già yếu cơ thể suy nhược, tỳ vị hư hàn, ỉa chảy lâu ngày hay chân lạnh, không nên dùng.(Tổng hợp)