Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Dịch vụ khác tại Vĩnh Long

Đại Học Kỹ Thuật Phục Hình Răng 299 lượt xem

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

– Trình độ đào tạo:                             Đại học

– Ngành đào tạo:                       Kỹ thuật Phục hình răng

(Dental Technology)

– Mã ngành đào tạo:                  52720602

(Ban hành kèm theo Thông tư số    01 /2012/TT – BGDĐT

ngày   13    tháng  01    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Phục hình răng có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học cơ bản, y sinh học cơ sở, công nghệ và mỹ thuật vững chắc; đủ kiến thức và kỹ năng về chuyên ngành để thực hiện chế tác trong labo các loại phục hình răng hàm mặt: phục hình tháo lắp toàn phần và từng phần, hàm khung, phục hình cố định, hàm chỉnh hình, phục hình trên cấy ghép… Có khả năng quản lý về chuyên môn và trang thiết bị của một labo răng hàm mặt; có ý thức làm việc theo nhóm và có khả năng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Về thái độ:

  • Tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

–   Tôn trọng y đức, yêu ngành, yêu nghề, có ý thức làm việc nhóm,

–    Khiêm tốn, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;

–    Thể hiện đức tính cẩn trọng, tỉ mỷ, chính xác trong công việc,

–  Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập vươn lên, làm chủ khoa học công nghệ chuyên ngành.

Về kiến thức:

  • Có kiến thức về giải phẫu, sinh lý hệ thống nhai,
  • Có kiến thức cơ sở về khoa học, mỹ thuật và công nghệ hiện đại ứng dụng trong kỹ thuật phục hình răng,
  • Có kiến thức vững chắc về phục hình răng, phục hình hàm mặt, chỉnh hình.
  • Có kiến thức về phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học.
  • Hiểu biết về pháp luật và các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Về kỹ năng:

  • Làm được phần labo các loại phục hình: cố định, tháo lắp toàn phần, từng phần, khung bộ thường, khung liên kết, sứ, chỉnh hình răng mặt, cấy ghép và các loại phục hình cao cấp khác;
  • Phối hợp với bác sĩ răng hàm mặt để nghiên cứu, thực hiện các phục hình khú và loại phục hình đặc biệt;
  • Quản lý, sử dụng, bảo quản và phát triển trang bị trong một labo;
  • Có kỹ năng tự đào tạo, tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  1. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo

  • Khối lượng kiến thức tối thiểu: 202 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5đvht) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (11 đvht)
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo


TT
Khối lượng học tập ĐVHT
1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung: Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh) 45
2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:–       Kiến thức cơ sở của ngành

–       Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

–       Kiến thức bổ trợ

–       Thực tập nghề nghiệp

–       Thi tốt nghiệp hoặc khóa luận

57

50

34

06

10

Tổng cộng 202
  1. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:                  41 đvht (39 LT + 2 TH)

TT TÊN HỌC PHẦN Tổng số ĐVHT Phân bố ĐVHT
LT TH
Các môn chung
1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 8 8 0
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 3 0
3. Đường lối cách mạng của Đảng CSVN 4 4 0
4. Ngoại ngữ (Có NN chuyên ngành) 10 10 0
5. Tin học đại cương 2 1 1
6. Giáo dục thể chất * 5 *
7. Giáo dục quốc phòng – an ninh * 11*
Các môn cơ sở khối ngành
8. Xác suất – Thống kê y học 2 2 0
9. Hóa học 2 2 0
10. Sinh học và Di truyền 3 2 1
11. Vật lý và Lý sinh 2 2 0
12. Nghiên cứu khoa học 2 2 0
13. Tâm lý y học – Đạo đức Y học 3 3 0
Tổng cộng 41* 39* 2*

* Chưa tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu:                       

3.1.2.1.  Kiến thức cơ sở  ngành:                          57 đvht (33 LT + 24 TH)

TT TÊN HỌC PHẦN Tổng số ĐVHT Phân bố ĐVHT
LT TH
1. Giải phẫu đầu mặt và răng 8 3 5
2. Mô phôi và sinh học miệng 3 2 1
3. Vật lý ứng dụng 2 2 0
4. Hóa học ứng dụng 2 2 0
5. Công nghệ vật liệu 2 1 1
6. Cơ khí ứng dụng 2 2 0
7. Mỹ thuật ứng dụng 3 2 1
8. Tin học ứng dụng 4 2 2
9. Vật liệu nha khoa 2 2 0
10. Cắn khíp học 3 2 1
11. Sinh cơ học phục hình răng 2 2 0
12. Dấu (khuôn) và mẫu trong KT PHR 4 2 2
13. Ghi và tái lập các tương quan 2 1 1
14. Tạo mẫu và kỹ thuật sáp 4 1 3
15. Tạo mẫu và kỹ thuật nhựa 4 2 2
16. Lưu và bền chắc 3 1 2
17. Gia công kim loại trong KT PHR 4 2 2
18. Trang thiết bị và quản lý labo nha khoa 3 2 1
Tổng cộng 57 33 24

3.1.2.3. Kiến thức ngành (kể cả chuyên ngành)      50đvht (14LT + 36TH)

TT TÊN HỌC PHẦN Tổng số ĐVHT Phân bố ĐVHT
LT TH
1. Kỹ thuật phục hình tháo lắp 1: hàm toàn bộ 5 1 4
2. Kỹ thuật phục hình tháo lắp 2: hàm từng phần 4 1 3
3. Kỹ thuật phục hình  cố định 1: răng chốt, cùi, inlay-onlay 5 2 3
4. Kỹ thuật phục hình  cố định 2: mão, cầu kim loại 5 1 4
5. Kỹ thuật phục hình  khung và khung liên kết 5 2 3
6. Kỹ thuật phục hình mão sứ kim loại 3 1 2
7. Kỹ thuật phục hình cầu sứ kim loại 4 1 3
8. Kỹ thuật phục hình toàn sứ 3 1 2
9. Kỹ thuật chỉnh hình răng mặt 5 2 3
10. Công nghệ CAD/CAM nha khoa 3 2 1
11. Phối hợp lâm sàng 1 4 4
12. Thực tập thực địa 1 4 4
Tổng cộng 50 14 36

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc:

  1. 1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin            8 đvht

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 4 đvht

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

  1. Ngoại ngữ 10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng vốn từ cần thiết cho giao tiếp chuyên ngành y; đồng thời có thể áp dụng để tham khảo một số tài liệu y văn về ngành Kỹ thuật  xét nghiệm y học. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đó hoàn tất chương trình ngoại ngữ 07 năm của giáo dục phổ thông.

  1. Tin học đại cương 3 đvht

Nội dung bao gồm một số vấn đề cơ bản về tin học và máy vi tính. Soạn thảo văn bản hoàn chỉnh bằng Word. Dựng Excel hoặc FoxPro để nhập số liệu và làm các bài toán ứng dụng. Sử dụng các dịch vụ cơ bản của Interrnet.

  1. Giáo dục thể chất 5 đvht

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học, cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao)

  1. Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 đvht

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh trình độ đại học, cao đẳng.

  1. Xác xuất – Thống kê y học                                 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương

Nội dung gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về xác suất và thống kê y học: Định nghĩa, định lý, công thức tính xác suất; Cách chọn mẫu, xác định cỡ mẫu; Xử lý được các số liệu thống kê; Ứng dụng các TEST thống kê phù hợp vào từng nghiên cứu; Sử dụng phần mềm để xử lý các thông tin Y học nhằm giúp cho công tác thống kê, báo cáo và nghiên cứu khoa học.

  1. Hóa học 2 đvht

Nội dung gồm kiến thức cơ bản về hóa học, hóa hữu cơ, hóa phân tích và các ứng dụng cũng như ý nghĩa y học của chúng. Giải thích được một số quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể sống.

  1. Sinh học và di truyền 3 đvht

Nội dung gồm kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học phát triển; kiến thức về vai trò của di truyền y học, đặc điểm của các nhóm bệnh di truyền chính.

  1. Vật lý và Lý sinh 2 đvht

Điều kiện tiên quyết:  Sinh học và di truyền, Hóa học

Nội dung gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về sự biến đổi năng lượng trên cơ thể sống; sự vận chuyển chất trong cơ thể; hiện tượng điện sinh học; quang sinh học; âm và siêu âm; phóng xạ sinh học. Các ứng dụng chính của các yếu tố vật lý lên cơ thể sống phục vụ mục đích bảo vệ môi trường và cơ thể.

  1. Nghiên cứu khoa học 2 đvht

Điều kiện tiên quyết:  Xác suất – thống kê y học.

Nội dung gồm kiến thức về các thiết kế nghiên cứu khoa học, đối tương nghiên cứu, cách tính cỡ mẫu, tiêu chuẩn chọn mẫu, tiêu chuẩn loại ra, phương pháp lấy mẫu, thu thập số liệu, kiểm soát sai lệch, phân tích và xử lý số liệu.

 

  1. Tâm lý y học và đạo đức y học                                             2 đvht   

            Nội dung gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý và Tâm lý y học. Các nguyên lý cơ bản của đạo đức y học trong thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học dựa trên các quy định chung của Việt Nam và Quốc tế.

  1. Giải phẫu đầu mặt và răng 1                                          4đvht

Nội dung gồm giải phẫu vùng đầu mặt và răng có liên quan đến chức năng nhai, chức năng nâng đỡ phục hình; đặc điểm hình thái vùng đầu mặt liên quan đến phục hình hàm mặt và chỉnh hình;

  1. Giải phẫu đầu mặt và răng 2 4đvht

Nội dung gồm đặc điểm hình thái và mối liên hệ với chức năng của răng và bộ răng (răng sữa và răng vĩnh viễn), đặc điểm nhóm và đặc điểm cung của từng nhóm răng, cung răng, đặc điểm riêng của từng răng; bộ răng người trong bối cảnh sinh học và sinh học tiến hóa bộ răng người.

  1. Mô phôi và sinh học miệng 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu đầu mặt và răng

Các giai đoạn chính của sự hình thành phôi thai phần mềm, cấu trúc xương vùng hàm mặt và khíp thái dương hàm; các giai đoạn hình thành răng, cấu trúc mô học của các mô răng, nha chu, niêm mạc miệng; những ứng dụng trong bệnh học, dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng; quá trình hình thành các dịch và thành phần tích tụ trên răng; thành phần của các dịch vùng miệng và thành phần tích tụ trên răng. Các quá trình sinh học và sinh bệnh học liên quan đến môi trường miệng và các mô vùng răng miệng; các quá trình lý sinh vùng miệng.

  1. Vật lý ứng dụng 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý và lý sinh

Nội dung gồm kiến thức vật lý cổ điển và hiện đại về cơ học, quang học, nhiệt học, điện học có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật phục hình răng và tương tác giữa cơ thể sống nói chung, môi trường miệng nói riêng với các yếu tố vật lý.

  1. Hóa học ứng dụng 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hóa học

Nội dung gồm các chủ đề hóa học đại cương, vô cơ, hữu cơ, hóa lý có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật phục hình răng và vật liệu kỹ thuật phục hình răng. 

  1. Công nghệ vật liệu 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý ứng dụng, hóa học ứng dụng

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về khoa học vật liệu, thành phần, cấu trúc của các nhóm vật liệu chính: kim loại, ceramic, hữu cơ polyme và composite.

  1. Cơ khí ứng dụng 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Công nghệ vật liệu

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về sử dụng những dụng cụ đo lường cơ bản và  các phương pháp đo; các khái niệm về dung sai và lắp ghép; khái niệm cơ bản về các phương pháp gia công tạo hình chi tiết, khả năng ứng dụng trong công việc phục hình răng – hàm – mặt.

  1. Mỹ thuật ứng dụng 3 đvht  

Nội dung gồm kiến thức cơ bản về mỹ học, mỹ thuật; các khái niệm về hình khối, đường nét, màu sắc, sắc độ đậm nhạt của các vật mẫu;  khái niệm về màu và pha trộn màu; xây dựng các khối và đồ họa cơ bản;  rèn luyện kỹ năng khéo tay và khả năng quan sát hình khối.

  1. Tin học ứng dụng 4 đvht

          Điều kiện tiên quyết: Công nghệ vật liệu, cơ khí ứng dụng

Nội dung gồm các phần mềm xử lý hình ảnh, đồ họa; ứng dụng internet trong nhận và truyền thông tin văn bản, hình ảnh số hóa…có nhiều ứng dụng trong công nghệ labo phục hình răng.

 

  1. Vật liệu nha khoa 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý sinh; Hóa học.

Nội dung gồm cấu trúc và tính chất vật lý, tính tương hợp sinh học của vật liệu nha khoa; thành phần của từng loại vật liệu – vai trò và tính chất của các chất tham gia cấu thành vật liệu; các tính chất của từng vật liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất đó; những biến đổi lý, hóa của vật liệu nha khoa trong môi trường miệng; chỉ định và phương pháp sử dụng của từng loại vật liệu.

  1. Cắn khíp học 3 đvht  

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, mô phôi và Sinh học miệng, tạo mẫu và gia công nhựa 1 và 2.

Nội dung gồm giải phẫu chức năng của hệ thống nhai; động học của hàm dưới; các hoạt động chức năng, cận chức năng và mối liên hệ với các quá trình bệnh lý. Sử dụng được các giá khíp như một phương tiện chẩn đoán và điều trị; sự liên quan giữa đặc điểm hình thái của bộ răng và vận hành của hàm dưới; thực hiện được máng nhai.

  1. Sinh cơ học phục hình răng 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, mô phôi và Sinh học miệng, dấu và mẫu, tạo mẫu và gia công nhựa 1 và 2 .

Nội dung gồm các vấn đề sinh cơ học của các loại phục hình tác động trên cơ thể sống, các giải pháp chống các lực bất lợi tác động lên phục h́nh răng, răng trụ và mô nâng đỡ, niêm mạc trong PHR cố định, PHTL bán phần, PHTL toàn phần. Các lực áp dụng trong CHRM và mô tả các ứng dụng lực của các khí cụ chỉnh h́nh. Hiện tượng điện hoá học ứng dụng trong nha khoa, các ứng dụng về quang học trong labo: quang trùng hợp, ánh sáng và màu sắc.

  1. Dấu (khuôn) và mẫu trong KT PHR 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, mô phôi và Sinh học miệng, vật liệu nha khoa, sinh cơ học phục hình răng.

Nội dung gồm các loại dấu và phương tiện lấy dấu kể cả dấu quang học; đặc điểm của các loại dấu và phương pháp đổ mẫu; các loại dấu và mẫu thường dùng trong các phục hình thông dụng; phương pháp xử lý dấu, mẫu và bảo quản mẫu.

  1. Ghi và tái lập các tương quan                      2 đvht    

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, mô phôi và Sinh học miệng, tạo mẫu và gia công nhựa 1 và 2, dấu và mẫu .

Nội dung gồm khái niệm về các tương quan trong nha khoa, các phương pháp và phương tiện ghi và tái lập các tương quan; các hình thức giao tiếp để chuyển các tương quan giữa labo và lâm sàng.

  1. Tạo mẫu và kỹ thuật sáp                                4 đvht  

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, dấu và mẫu, vật liệu nha khoa, sinh cơ học phục hình răng, cắn khíp học.

Nội dung gồm nguyên tắc và kỹ thuật tạo mẫu sáp để thực hiện các loại phục hình tháo lắp từng phần, toàn phần, các loại phục hình cố định, các loại phục hình tạm…

  1. Tạo mẫu và kỹ thuật nhựa                                4 đvht  

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, dấu và mẫu, vật liệu nha khoa, sinh cơ học phục hình răng, cắn khíp học, tạo mẫu và gia công nhựa 1.

Nội dung gồm nguyên tắc và kỹ thuật ép nhựa và/hoặc composite để thực hiện các loại phục hình tháo lắp từng phần, toàn phần, các loại phục hình cố định, các loại phục hình tạm..Các kỹ thuật tạo hình khác dựng nhựa.

  1. Lưu và bền chắc                                3 đvht 

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, mô phôi và Sinh học miệng, công nghệ vật liệu, vật liệu nha khoa, dấu và mẫu, tạo mẫu và gia công nhựa 1 và 2.

Nội dung gồm các nguyên tắc, hình thức và phương pháp tạo các loại lưu cơ học, vật lý và hóa học trong nha khoa; cơ sở khoa học và kỹ thuật tạo các loại lưu phổ biến giữa kim loại và nhựa, giữa nhựa và nhựa, giữa kim loại và sứ…Các hình thức tăng cường độ bền chắc cho phục hình.

  1. Gia công kim loại trong KT phục hình răng 4 đvht  

Điều kiện tiên quyết: Công nghệ vật liệu, vật liệu nha khoa, cơ khí ứng dụng , dấu và mẫu.

Nội dung gồm nguyên tắc và qui trình đóc kim loại, làm nguội kim loại và đánh bóng kim loại; chỉ định, nguyên tắc và qui trình hàn kim loại; nguyên lý  CAD-CAM cho kim loại trong labo phục hình răng.

  1. Trang thiết bị và quản lý labo nha khoa           3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu răng, mô phôi và Sinh học miệng, dấu và mẫu, tạo mẫu và kỹ thuật sáp, tạo mẫu và kỹ thuật nhựa.

Nội dung gồm nguyên lý vận hành các trang thiết bị chủ yếu trong labo; những nguyên tắc hợp lý hóa lao động trong labo RHM; các mô hình quản lý labo phục hình răng chuyên nghiệp.

  1. 33. Kỹ thuật phục hình tháo lắp 1: Hàm toàn bộ     5 đvht

 Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành.

Nội dung gồm cơ sở sinh học, động học, cơ chế hàm giả toàn bộ cổ điển (tháo lắp nền nhựa) và các loại phục hình toàn bộ trên implant; kỹ thuật thực hiện các loại phục hình toàn bộ và các kỹ thuật phục hình toàn bộ chuyên sâu.

  1. Kỹ thuật phục hình tháo lắp 2: Hàm từng phần 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành.

Nội dung gồm cơ sở sinh học, cơ học, động học và cơ chế các loại phục hình tháo lắp từng phần, bao gồm hàm khung và các loại phục hình từng phần trên implant; kỹ thuật thực hiện các loại phục hình từng phần và các kỹ thuật phục hình từng phần chuyên sâu.

  1. 35. Kỹ thuật phục hình Cố định 1: Răng chốt, cùi, inlay-onlay 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành.

Nội dung gồm cơ sở sinh học, cơ học, động học và cơ chế các loại phục hình cố định đơn lẻ dùng chốt gắn trong ống tủy chân răng và các loại phục hình từng phần trên răng; kỹ thuật thực hiện các loại răng chốt, cùi, inlay-onlay.

  1. 36. Kỹ thuật phục hình cố định 2: Mão, cầu kim loại 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành và kỹ thuật phục hình cố định 1

Nội dung gồm cơ sở sinh học, cơ học, động học và cơ chế các loại phục hình cố định đơn lẻ và nhiều đơn vị (cầu) và các loại phục hình cố định từng phần khác; kỹ thuật thực hiện các loại mão, cầu kim loại.

  1. 37. Kỹ thuật phục hình khung và khung liên kế5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, kỹ thuật phục hình tháo lắp 1 và 2.

Nội dung gồm cơ sở sinh học, cơ học, động học và cơ chế các loại phục hình hàm khung kim loại và khung kim loại liên kết; kỹ thuật thực hiện các loại phục hình hàm khung kim loại và khung kim loại liên kết.

  1. 38. Kỹ thuật phục hình mão sứ kim loại 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, kỹ thuật phục hình tháo lắp 1 và 2, kỹ thuật phục hình cố định 1 và 2.

Nội dung gồm cơ sở sinh học, cơ học, động học, khoa học vật liệu và cơ chế các loại phục hình sứ kim loại đơn lẻ (mão, răng chốt, inlay-onlay) ; kỹ thuật thực hiện các loại phục hình sứ kim loại đơn lẻ (mão, răng chốt, inlay-onlay).

  1. 39. Kỹ thuật phục hình cầu sứ kim loại 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, kỹ thuật phục hình tháo lắp 1 và 2, kỹ thuật phục hình cố định 1 và 2, kỹ thuật phục hình mão sứ.

Nội dung gồm cơ sở sinh học, cơ học, động học, khoa học vật liệu và cơ chế các loại phục hình sứ kim loại nhiều đơn vị (Cầu răng); kỹ thuật thực hiện các loại cầu răng sứ kim loại.

  1. Kỹ thuật phục hình toàn sứ       3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, KT PH tháo lắp 1 và 2, KT PH cố định 1 và 2, KT PH mão sứ và KT PH cầu sứ.

Nội dung bao gồm cơ sở sinh học, cơ học, động học, khoa học vật liệu và cơ chế các loại phục hình toàn sứ; các vật liệu và phương pháp chế tác các phục hình toàn sứ.

  1. Kỹ thuật chỉnh hình răng mặt 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, KT PH tháo lắp 1 và 2, KT PH cố định 1 và 2.

Nội dung gồm cơ sở sinh học và sinh học phát triển của di chuyển răng trong chỉnh hình; các khí cụ chỉnh hình ngoài miệng, khí cụ chỉnh hình trong miệng tháo lắp và cố định; khí cụ phòng ngừa và duy trì.

 

  1. Công nghệ CAD/CAM nha khoa                         3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, KT PH tháo lắp 1 và 2, KT PH cố định 1 và 2, KT PH mão sứ và KT PH cầu sứ.

Nội dung gồm cơ sở điều khiển học, tự động hóa của công nghệ CAD/CAM nha khoa; các phương tiện CAD/CAM nha khoa và các công nghệ lân cận; ứng dụng của CAD/CAM trong nha khoa và phẫu thuật.

  1. 43Phối hợp lâm sàng 1                                4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, KT PH tháo lắp 1 và 2, KT PH cố định 1 và 2.

Nội dung gồm các trường hợp lâm sàng cần quan sát về các loại phục hình đó học, vận dụng trong thực tế giải quyết các vấn đề về mất răng của người bệnh.

  1. 44Thực tập thực địa 1                                          4 đvht              Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành, KT PH tháo lắp 1 và 2, KT PH cố định 1 và 2, KT PH mão sứ và cầu sứ.

Nội dung thực tập tại các cơ sở labo phục hình răng hiện đại đang hoạt động, nhằm thu thập kinh nghiệm thực tế về trang thiết bị, tổ chức, quản lý và hoạt động của labo phục hình răng.

  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là những quy định về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức cho từng ngành đào tạo.

  • 1 Chương trình khung đào tạo Kỹ thuật Phục hình răng

Chương trình khung đào tạo Kỹ thuật Phục hình răng được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và thực hiện ở tất cả các trường/ khoa của các đại học tham gia đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hình răng.

Chương trình khung được xây dựng theo hướng đổi mới giáo dục đại học, tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đó được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đó quy định cho một chương trình giáo dục trình độ đại học 4 năm.

Trên cơ sở chương trình khung được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các trường tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, Hiệu trường trường phê duyệt chương trình đào tạo của trường.

Các trường tổ chức giảng dạy phải đảm bảo đủ khối lượng kiến thức tối thiểu đó quy định trong chương trình khung và đáp ứng đóng mục tiêu đào tạo với chất lượng và hiệu quả cao.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các trường chủ động bố trí và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy các môn học/học phần giữa các học kỳ trong toàn khóa học nhưng phải đảm bảo tính logic và hệ thống khối kiến thức trong chương trình, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng môn học/học phần và các quy định hiện hành có liên quan.

Tuỳ theo điều kiện của từng trường, các trường lựa chọn và áp dụng phương pháp tổ chức giảng dạy phù hợp, nhưng cần thận trọng nghiên cứu chuẩn bị kỹ trước khi tổ chức thực hiện.

4.2 Phần kiến thức bổ trợ

Các trường có thể thiết kế phần kiến thức bổ trợ theo hướng: sau:

– Bố trí các học phần kiến thức chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật Phục hình răng theo từng lĩnh vực hẹp của ngành Kỹ thuật Phục hình răng hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ 2 khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn tỷ lệ % kiến thức chung của ngành theo các quy định hiện hành và chương trình hội nhập về phân định kiến thức giữa ngành và chuyên ngành.

– Bổ sung thêm một số học phần thuộc ngành Kỹ thuật Phục hình răng đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Kỹ thuật Phục hình răng đã có. Và/hoặc bố trí các nội dung lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi cho việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau tốt nghiệp.

Phần nội dung chương trình bổ trợ, tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi trường mà xây dựng phần đặc thù của trường mình. Danh sách các học phần bổ trợ do từng cơ sở đào tạo quyết định và có thể được bổ sung, thay đổi theo từng khoá học. (Tham khảo phụ lục).

 

4.3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng

4.3.1. Thực tập tại phòng thí nghiệm

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm và tiền lâm sàng phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Tuỳ theo yêu cầu của nghề nghiệp và trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu và chất lượng đào tạo, trường có thể quy định điểm kết thúc mỗi môn học / học phần là điểm độc lập (lý thuyết, thực tập riêng) hoặc là điểm tổng hợp của điểm lý thuyết và điểm thực tập nhưng từng phần đều phải đạt.

4.3.2. Thực hành lâm sàng

Tổ chức cho sinh viên đi thực hành bệnh viện  khi đã làm được một số kỹ thuật cơ bản. Sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành bệnh viện càng sớm càng tốt, thường bắt đầu vào học kỳ IV hoặc V và bố trí 5 buổi/ tuần.

Thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế được Bộ Y Tế công nhận, gồm bệnh viện Đa khoa, bệnh viện Chuyên khoa tuyến Trung Ương, Thành phố, Tỉnh , Quận, Huyện.

4.3.3. Thực tế tại cộng đồng

Cơ sở thực hành của nhà trường tại cộng đồng, cơ sở y tế tại các địa phương.

Để tăng cường hiệu quả các buổi thực hành, thực tập trường phân công giảng viên theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên, kết hợp với các giảng viên kiêm nhiệm tại cơ sở để giảng dạy và tổ chức thi kiểm tra sau khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

  • Thực tế tốt nghiệp và thi tốt nghiệp
    • Thực tế tốt nghiệp

Thực tế tốt nghiệp tại các cơ sở thực hành cộng đồng của trường và tại các cơ sở y tế địa phương.

4.4.2. Thi tốt nghiệp

Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

  • Thời gian ôn thi và làm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
  • Thời gian thi theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Hình thức thi: có hai hình thức

+ Khóa luận tốt nghiệp

+ Thi lý thuyết, thực hành

4.5. Điều kiện tối thiểu để đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hình răng

Ngoài việc đảm bảo các yêu cầu và điều kiện mà trường đại học phải đáp ứng để đạt tiêu chuẩn chung về chất lượng giáo dục đại học và tiêu chuẩn đặc thù về chất lượng đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, các trường phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau:

4.5.1. Tổ chức

Tối thiểu phải có các khoa / bộ môn cơ sở và chuyên ngành Kỹ thuật Phục hình răng:

  1. Cơ sở kỹ thuật, công nghệ và mỹ thuật: (Công nghệ vật liệu, cơ khí ứng dụng, mỹ thuật ứng dụng…), cần phối hợp với các trường/khoa về công nghệ và mỹ thuật.
  2. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng (giải phẫu răng, mô phôi răng miệng, vật liệu và thiết bị nha khoa, cắn khíp, sinh học miệng, chẩn đoán hình ảnh…)
  3. Các môn kỹ thuật phục hình răng (tạo mẫu và gia công nhựa, gia công kim loại, KT phục hình tháo lắp, KT phục hình cố định…)

4.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cần có tối thiểu các cơ sở thực hành sau:

  1. Khu thực hành các môn cơ sở KT PHR,
  2. Khu thực hành La bo,
  3. Bệnh viện thực hành có khoa phục hình,
  4. Mỗi khu thực hành nêu trên cần đảm bảo có số đơn vị thực hành (ghế máy, đơn vị làm việc) tối thiếu xấp xỉ 1/2 số tuyển sinh hàng năm (thí dụ : tuyển 30 sinh viên, cần có 15 đơn vị thực hành cơ sở KT PHR , 15 đơn vị thực hành labô).

4.5.3. Đội ngũ giảng viên cơ hữu

Đủ số lượng giảng viên cơ hữu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.5.4. Các điều kiện đảm bảo khác:

Mô hình phổ biến trên thế giới hiện nay là CN KT PHR cần được đào tạo theo hướng kết hợp, chú trọng các khoa học mũi nhọn về vật liệu, cơ khí tự động hóa, vì vậy, cần liên kết chặt chẽ với các trường, khoa thuộc các ngành khoa học công nghệ và mỹ thuật (thí dụ đại học bách khoa, đại học mỹ thuật).

Các điều kiện đảm bảo khác (giảng dạy các môn giáo dục đại cương, các môn cơ sở, hệ thống thư viện, ký túc xá…) được Đại học điều phối và thực hiện chung.


Tags:
Đăng bởi: Nguyễn Nhất Linh

Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.