Dịch vụ khác tại Miền Tây

CÁI LỢI CỦA TRUNG CẤP NGHỀ 362 lượt xem

CÁI LỢI CỦA TRUNG CẤP NGHỀ

Cái lợi của việc học trung cấp nghề là gì? là câu hỏi mà không chỉ các bạn trẻ mà bậc phụ huynh thắc mắc khi quyết định cho con mình theo học. Hiện nay, các trường dạy nghề nói chung và Trung cấp nghề nói riêng ngày càng khẳng định được vị trí và nhiều lợi ích trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực lao động cho các ngành nghề xã hội. Không chỉ vậy, đối tượng của học nghề rất đa dạng từ học sinh THCS, THPT, sinh viên, đến cả học nghề cho người đi làm. 

Kinh tế phát triển vượt bậc kéo theo rất nhiều ngành nghề ở nước ta tăng trưởng mạnh mẽ. Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực có tay nghề bài bản và chuyên môn nghiệp vụ tại các ngành tăng lên cấp số nhân. Thế nhưng, môi trường Đại học vẫn chưa thể giải quyết triệt để “bài toán” nhân sự vì nhiều lý do khác nhau. Hiểu được điều đó, các trường trung cấp nghề mang tới môi trường học tập và nhiều thuận lợi cho các bạn trẻ ở cả yếu tố tài chính lẫn kiến thức.

Học Trung cấp nghề mang lại lợi ích gì?

Thời gian đào tạo ngắn – Đây là cái lợi đầu tiên của việc học trung cấp nghề

Đây là ưu thế rõ ràng, dễ thấy nhất ở các trường Trung cấp nghề, với chương trình học chỉ kéo dài tối đa 3 năm với các bạn có bằng tốt nghiệp THCS và 2 năm với nếu tốt nghiệp THPT. Nếu các bạn trẻ chọn học nghề sau khi tốt nghiệp cấp 2 thì đến năm 18 tuổi, bạn vừa giỏi tay nghề vừa có cơ hội tiếp xúc sớm với công việc thực tế. Nhờ những kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được, bạn sẽ có nhiều lợi thế để thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

Bằng cấp nhận được – Lợi ích bằng cấp chứng chỉ sau khi học trung cấp nghề làm tăng tính cạnh tranh

Nếu chọn học Trung cấp nghề sau THCS, bạn nhận được tấm bằng Trung cấp chứng thực về tay nghề, kiến thức chuyên môn, có giá trị hiện hành trên phạm vi cả nước và mang lại những cơ hội nghề nghiệp không hề kém cạnh so với các bậc học khác.

Tiết kiệm chi phí học tập
Điều kiện tuyển sinh – Một trong những lợi ích to lớn giúp mọi tầng lớp có cơ hội nghề nghiệp

Hầu hết các trường Trung cấp nghề hiện nay đều có tiêu chí tuyển sinh không quá khắt khe với điều kiện chỉ từ bằng tốt nghiệp THCS. Do đó, các bạn học sinh giảm bớt áp lực của những kỳ thi cuối cấp 3. Bên cạnh đó, các trường Trung cấp nghề mở rộng đối tượng tuyển sinh đến các nhóm khác như: sinh viên học nâng cao từ các trường sơ cấp, cơ sở đào tạo; sinh viên hay người đã đi làm muốn học văn bằng 2.

Học phí và nhiều khoản chi tiêu khác – Với lợi ích này, học viên bớt được nhiều lo âu

Với mức học phí dễ chịu thì lựa chọn học nghề giúp phụ huynh, học sinh đỡ “đau đầu” về chi phi tiền học cho con em mình. Bên cạnh đó, học nghề còn giúp tiết giảm một số chi tiêu trong ăn ở, đi lại, học thêm…

Đối với học nghề cho người đi làm, các bạn sẽ được sắp xếp thời gian linh động, sau khi ra trường sẽ nắm chắc tay nghề có thể thay đổi môi trường làm việc theo sở thích. Thậm chí, nghề mới sẽ giúp bạn ổn định cuộc sống, có thêm khoản thu nhập hấp dẫn.

Tính thực tiễn – Một trong những lợi ích giúp học viên tích lũy kinh nghiệm khi còn đang học

Đây là một trong những lợi thế lớn nhất của các bạn sinh viên tốt nghiệp từ trường Trung cấp nghề. Với chương trình học lý thuyết kết hợp đan xen thực hành nhiều, giúp người học có cái nhìn thực tiễn về công việc thực tế, các kỹ năng, nghiệp vụ, chuyên môn cần thiết để làm nghề.

Cơ hội việc làm – Nhờ được cọ xát và tích lũy khi còn học, học viên nhận lợi ích lớn khi tốt nghiệp

Chính nhờ kinh nghiệm thực tiễn có được nên hiện nay cơ hội có việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp của các bạn sinh viên trường nghề là cực kỳ cao. Các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng tuyển dụng nhân lực từ các trường Trung cấp nghề, bởi nhóm nhân viên này thường có khả năng hòa nhập công việc nhanh. Nhà tuyển dụng không phải tốn thêm thời gian và chi phí đào tạo lại.

Sự thay đổi cách nhìn nhận của xã hội – Đây là điều đem lại lợi ích cao nhất khi mọi người không còn cái nhìn thiếu thiện cảm với trung cấp nghề nữa

Chỉ khoảng 5 năm trở lại, từ cái nhìn còn e dè thì ngày càng có nhiều phụ huynh hay chính học sinh tin tưởng vào chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề. Đặc biệt, chính các nhà Quản lý, Điều hành ở nhiều tập đoàn, các doanh nghiệp lớn cũng phải thừa nhận chất lượng tay nghề của sinh viên từ những nơi này không hề thua kém, thậm chí có phần vượt trội hơn so với các môi trường đào tạo khác.

Cuối cùng, không thể không kể đến đó là sự nỗ lực của chính các trường Trung cấp cải thiện chất lượng từng ngày, môi trường học tập cho sinh viên: đầu tư cơ sở vật chất, mời các giảng viên là những Chuyên gia, Quản lý nhiều năm kinh nghiệm trong ngành…

Các ngành nghề thế mạnh đào tạo của Trung cấp nghề

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS)

Là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất ở nước ta trong 10 năm trở lại đây. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội việc làm ở các NHKS với mức lương khởi điểm dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng và có khả năng thăng tiến lên các vị trí như nhóm trưởng, giám sát… với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nhà hàng, Tiền sảnh, Buồng phòng…

Đầu bếp

Nghề Bếp cũng đang là một trong các thế mạnh đào tạo của trường Trung cấp nghề, với mức thu nhập cho người Đầu bếp dao động từ 10 – 13 triệu đồng/tháng, thậm chí mức thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng sau một vài năm kinh nghiệm. Lĩnh vực dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển, do đó nhu cầu tuyển dụng cũng như tiềm năng khai phá cho các bạn trẻ đam mê nghề Bếp là rất lớn.

Công nghệ thông tin (CNTT)

Với tay nghề được đào tạo, sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp có thể kiếm được công việc chuyên ngành với mức lương tối thiểu 8 triệu đồng/ tháng. Và sau 3 – 5 năm tích lũy kinh nghiệm, con số này có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng. Cũng theo dự đoán từ nay đến năm 2020, Việt Nam còn thiếu khoảng 600,000 nhân sự CNTT.

Du lịch lữ hành

Hướng dẫn viên du lịch đang có mức lương căn bản 3,5 – 6 triệu đồng/ tháng (đối với HDV nội địa) và 5 – 9 triệu đồng/ tháng (đối với HDV quốc tế) chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và tiền tips từ khách hàng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển du lịch như hiện nay thì đội ngũ HDV hiện nay trong tình trạng “cung không đủ cầu”.

Ngành răng hàm mặt cần rất nhiều nhân lực

Ngoài ra, một số nghề khác như: Giáo viên mầm non, Kiến trúc sư, Học viên kiến trúc, Điều dưỡng viên – Y tế (y sĩ răng hàm mặt, y sĩ y học cổ truyền, thú y… ) cũng là những nhóm ngành thế mạnh đào tạo của các trường Trung cấp nghề. Đó đều là những công việc đòi hỏi ở người lao động kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm tay nghề thực tế. Và một điều kiện thuận lợi nữa là hiện nay các ngành nghề trên đều có mặt ở hầu hết các trường Trung cấp nghề trên toàn quốc.

Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bạn nhận ra lợi ích đáng để chúng ta quan tâm khi theo học hệ thống trường trung cấp nghề, tại sao chúng ta không đứng lại nhìn một cách tổng quan nhiều cánh cửa khác vẫn đang chờ chúng ta mở ra. Hy vọng rằng bài viết trên thực sự bổ ích và mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất giúp bạn lựa chọn con đường học phù hợp và đúng đắn nhất.

Những sinh viên tốt nghiệp theo chương trình của hệ thống Trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn được đào tạo rất kỹ về chuyên môn, nghiệp vụ, để sau khi tốt nghiệp những sinh viên này không những đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng còn có thể cạnh tranh được về kỹ năng và kinh nghiệm với những bạn tốt nghiệp ở mô hình đào tạo khác.

Tags:
Đăng bởi: Nguyễn Nhất Linh

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.