Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Đẹp - Khỏe tại Khu vực khác

Cách bảo vệ răng sữa cho trẻ em toàn diện 812 lượt xem

Răng sữa ở trẻ em có cấu tạo men răng yếu hơn rất nhiều so với răng của người trưởng thành. Hơn nữa, ở trẻ em ăn đồ ngọt nhiều, và đa phần lại không biết cách chăm sóc răng đúng cách, hoặc các bậc phụ huynh lại không chỉ cho con những kiến thức nha khoa cần thiết để bảo vệ răng miệng từ nhỏ. Do đó, tỉ lệ trẻ em bị sâu răng hiện nay chiếm đến 80% trong tổng các số trẻ.

Hơn nữa, ở răng sữa mà trẻ em bị sâu răng sẽ lây lan qua những chiếc răng khác, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc sau này. Dẫn đến tình trạng răng của trẻ bị sâu hoàn toàn khi trẻ chưa đến tuổi trưởng thành.

Vì vậy, các bậc phụ huynh lưu ý giúp tôi vấn đề chăm sóc răng miệng ở trẻ và chọn những phòng khám nha khoa nha trang khánh hòa uy tín bậc nhất để khám và điều trị cho trẻ.

Răng sữa và răng trưởng thành khác nhau điểm nào?

+ Trẻ bắt đầu từ 1 đến 3 tuổi sẽ bắt đầu mọc răng, sẽ mọc răng cửa trước và mỗi hàm chỉ mọc 10 cái, 2 hàm là 20 cái răng. Đến 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng trưởng thành, vẫn là thay răng cửa trước tiên. Cùng lúc đó sẽ mọc răng hàm thứ 6 hay răng số 6 – răng hàm lớn thứ nhất đầu tiên. Thông thường đến 14 tuổi sẽ hoàn tất việc thay răng vĩnh viễn, hình thành nên răng cấm hay gọi là răng khôn – răng hàm số 8 mọc trong cùng đó. Tùy vào thể trạng của mỗi người chúng sẽ hình thành cao nhất là ở tuổi 18.

+ Răng vĩnh viễn thì chắc chắn, to còn răng sữa nhỏ, màu trắng đục, mọc ít hơn răng trưởng thành và yếu hơn răng vĩnh viễn. Sở dĩ phải phân biệt như thế này để xác định răng nào là răng sữa răng nào là vĩnh viễn để tránh nhổ lầm, việc này có thể làm cho trẻ sún răng cả đời về sau không mọc răng nữa. Và dễ dẫn đến tình trạng chạy răng, thưa răng ở trẻ. 

Cần chú ý khi nhổ răng sữa ở trẻ

Các bậc phụ huynh thường bảo, răng sữa thôi mà, sâu thì nhổ để chúng mọc răng mới. Nhưng điều quan trọng là họ không biết rằng nếu nhổ răng sữa quá sớm sẽ làm biến dạng xương hàm của trẻ, làm lệch mầm răng vĩnh viễn, xương ổ răng và nướu phủ lấp chỗ nhổ. Sau này mọc răng mới sẽ bị lệch lạc, nướu trồi lên, thậm chí là mọc trễ, sau này thì có tình trạng răng hô, răng móm, răng mọc lệch, 2-3 hàng… và cách làm đẹp phải kéo, niềng, đeo gọng tốn công sức và tiền của.

Do đó, lưu ý chỉ nhổ răng ở trẻ khi đến độ tuổi thay răng, các răng sữa sẽ có hiện tượng lung lay, do chân răng tự hủy để mọc nên những răng mới, nhổ rất dễ không làm đau ở trẻ, răng mọc thẩm mỹ lại đúng vị trí. Và cũng đừng nhổ răng quá muộn, chúng sẽ lung lay nhưng không tự rụng, do đó cần nhổ chính xác thời gian để trẻ có hàm răng khỏe đẹp sau này.

Cách bảo vệ răng sữa ở trẻ em đúng cách

Ở trẻ em dưới 5 tuổi rất thường xuyên ăn ngọt, bú đêm, chưa thể tự chăm sóc răng miệng được. Do đó rất dễ bị sâu nguyên hàm, vì vậy các bậc cha mẹ hãy lưu ý những điều sau đây:

+ Phải chải răng, súc miệng, rơ lưỡi cho trẻ mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Vì trẻ lúc này còn quá nhỏ, răng còn yếu, không nên dùng bàn chải. Nên dùng dụng cụ rơ lưỡi, bông gòn mềm nhúng vào nước súc miệng pha loãng hay nước muối pha loãng. Lưu ý là phải chà sạch từng răng, trong các kẽ răng cho trẻ, làm nhẹ nhàng, nhanh chóng, chà lưỡi cho trẻ, tránh để tay vào sâu trong cổ họng không sẽ làm trẻ nôn mửa, khó chịu.

+ Phải súc miệng ngay cho trẻ mỗi khi bú xong: sữa là thức ăn xuyên suốt và chính yếu của trẻ, nhưng nó cũng chính là chất gây sâu răng nhanh nhất nếu sữa vẫn còn dính lại ở kẽ răng, trên nướu, chân răng hay lưỡi… Vì chúng là chất dễ lên men tại nên acid tấn công men răng và hình thành nên mảng bám.

Trong tình trạng bé chưa thể súc miệng thì hãy nấu nước sôi pha ấm bỏ vào bình sữa cho trẻ để trẻ uống sau khi uống sữa xong. Khi bé mút nấm vú sẽ tạo nên áp lực để nước rửa sạch mảng bám trên kẽ răng, mặt răng và trên lưỡi trẻ. Như vậy bé tự súc miệng sau khi uống, nhất là bú đêm, nhất định phải cho trẻ uống nước sau khi bú.

+ Sau khi đánh răng không cho trẻ ăn uống thêm bất cứ thứ gì: không được ăn bánh kẹo, chất tạo ngọt hay mang thức ăn vào phòng. Trước khi đó phải đánh răng thật sạch. Trong lúc ngủ cơ thể sẽ không hoạt động, lúc này cơ thể nghỉ ngơi và cũng là lúc vi khuẩn hoạt động. Do vậy cấm tuyệt đối trẻ ăn uống sau đánh răng.

+ Đừng chủ quan khi trẻ chưa bị sâu răng, hãy đến các nha khoa để khám định kì cho trẻ. Nếu nói đến uy tín cho răng miệng thì Nha Khoa Việt Hàn sẽ là cơ sở chất lượng cho trẻ em, bạn có thể tham khảm các nha khoa nha trang uy tín tại đây.  Cứ 6 tháng 1 lần hãy đưa trẻ đến nha khoa khám định kì như người lớn. Nhưng nếu trẻ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, răng mọc lệch, nướu đỏ, răng bị đốm, nướu chảy máu,… thì hãy tới ngay các nha sẽ để khám và điều trị kịp thời.

Tags:
Đăng bởi: quyenly

Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.