Viêm khớp dạng thấp gây ra những biến chứng gì nên biết 532 lượt xem
Có thể gây tàn phế
Chị Võ Kim Thoa (50 tuổi, tỉnh Đồng Tháp) suốt ba tháng nay bị sốt, sưng hai chân, tay không thể nắm, không giơ lên được, đặc biệt là vào những buổi sáng. Sau khi đi khám nhiều nơi, tại phòng khám Dị ứng - miễn dịch (BV ĐH Y Dược TP.HCM), chị được chẩn đoán bị viêm đa khớp.
Theo BS Cao Thanh Ngọc (BV ĐH Y Dược TP.HCM), một số bệnh nhân có rất nhiều khớp bị đau, sưng. Biểu hiện ở các khớp nhỏ (bàn tay, ngón tay, cổ tay) và chi dưới. Bệnh còn kèm theo sốt, cứng khớp, không nắm chặt được. Cơn cứng khớp có thể kéo dài từ 30 phút đến một giờ.
Nếu không được điều trị sớm và đầy đủ, bệnh có thể bị phá hủy, biến dạng khớp và tàn phế nặng nề. Tổn thương phá hủy khớp có thể xuất hiện rất sớm trong quá trình của bệnh. BS Ngọc cảnh báo: “Khoảng 30% BN có biểu hiện bào mòn xương tại thời điểm chẩn đoán và tỷ lệ này có thể tăng lên 60% trong vòng hai năm. Việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (VKDT) chủ yếu dựa trên bệnh cảnh lâm sàng, với sự hỗ trợ của các xét nghiệm huyết thanh tìm các tự kháng thể như yếu tố dạng thấp. Điểm cốt yếu trong điều trị là phải sử dụng sớm các thuốc điều trị cơ bản đặc biệt là methotrexate, và liệu pháp mới nhất là điều trị sinh học".
https://app.milanote.com/1GC57K15yPtAd8
Trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ lưu hành của bệnh ước tính vào khoảng 0,8% dân số người lớn. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu tại miền Bắc, tỷ lệ này vào khoảng 0,28% dân số. Nghiên cứu về tình hình bệnh tật tại Khoa Cơ xương khớp (BV Bạch Mai), bệnh VKDT chiếm tỷ lệ 21,94% trong số các bệnh lý cơ xương khớp, trong đó nữ chiếm 92,3%, đa số bệnh nhân nữ trong độ tuổi 36-65 (72,6%).
Dấu hiệu chủ yếu của viêm khớp sớm trong VKDT là đau và sưng khớp. Khớp viêm có thể sưng, nóng, song thường ít tấy đỏ. Tình trạng viêm khớp được cho là đang hoạt động nếu đau khi sờ nắn hoặc khi vận động khớp thụ động. Sưng khớp có thể là sưng nề phần mềm quanh khớp hoặc sưng tại khớp.Sưng tại khớp thường kèm theo các dấu hiệu của tràn dịch khớp.
Tags: