Hiện nay theo báo cáo mới nhất tỷ lệ Doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) chiếm gần 97% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, các DNVVN đã đóng góp khoảng 45% vào GDP, tạo ra hơn 5 triệu việc làm. Nhưng có một thực tế là khoảng 30% DNVVN tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Vậy DNVVN làm sao để phát triển, tiếp cận được nguồn vốn để phát triển doanh nghiệp?
Với mục tiêu đến năm 2020, sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp trong nước được thành lập mới. Hiện nay đã có 126.900 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký lên tới 1.296 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Nhưng bên cạnh đó, số doanh nghiệp phá sản trong năm vừa qua cũng lên đến hàng chục nghìn.
>> Xem thêm: http://www.itgvietnam.com/vi/vi-sao-nen-su-dung-phan-mem-quan-ly-nhan-su/
Đặc điểm chung của các DNVVN là rủi ro trong kinh doanh do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Có tới 90% doanh nghiệp mới thành lập là không có lãi trong vòng 3 năm đầu. Có tới trên 70% DNVVN không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp có quy nhỏ và vừa nên tiềm lực tài chính còn rất hạn chế. Tình hình kinh doanh, sản xuất còn chưa ổn định và minh bạch nên ngân hàng chưa thực sự hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân.
Bên cạnh đó, lãi suất Ngân hàng hiện nay còn cao, khiến các doanh nghiệp không dám mạnh tay vay để ở rộng sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp nhỏ không dám mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chưa có chiến lược đầu tư dài hạn nên sử dụng nguồn vốn tự có để đảm bảo an toàn.
Cũng cần phải hiểu rõ hơn là DNVVN có vướng mắc ở khâu quản trị, năng lực điều hành, … Vấn đề điều hành, quản trị của doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, qui trình chưa rõ ràng nên việc điều hành không hiệu quả.
>>> Xem thêm: http://www.itgvietnam.com/vi/he-thong-erp-la-gi/
Quản lý tài chính mà chủ yếu là quản lý đối với các doanh nghiệp hiện nay không phải là dễ dàng, làm sao để nguồn vốn của các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là rất khó, điều này nó đòi hỏi các cán bộ quản lý, các chủ cơ sở phải có các phương hướng biện pháp thích hợp. Quản lý doanh nghiệp không phải chỉ có quản lý vốn mà còn phải quản lý lao động quản lý sản xuất.
Đối với quản lý sản xuất của các doanh nghiệp. Trong mấy năm gần đây, chiều hướng tiêu dùng gia tăng, thu nhập của người dân tăng lên. Nhu cầu đòi hỏi khác xưa, do đó công việc của các nhà quản lý sản xuất là phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng từ đó mà sản xuất ra các mặt hàng phù hợp. Hiện nay ta bắt gặp một tình trạng lơi lỏng quản lý sản xuất dẫn đến việc sản xuất tràn lan, hoà giải hàng thật lẫn lộn, tràn ngập trên thị trường. Hiệu quả quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước là rất kém, kém hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Ta thấy sản phẩm các doanh nghiệp nhà nước sản xuất ra là cạnh tranh yếu trên thị trường, hầu như là mẫu mã xấu, lạc hậu. Các doanh nghiệp tư nhân tỏ ra năng động nắm bắt lại thị trường nhanh nhạy.
Tình trạng quản lý doanh nghiệp hiện nay của chúng ta nói chung là rất yếu kém, do đó nó ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp hoạt động không kém hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp nên áp dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đa của đang phát triển.
>>> Xem thêm về phần mềm ERP trong doanh nghiệp http://www.itgvietnam.com/phan-mem-erp-la-gi-cac-buoc-trien-khai-phan-mem-erp-thanh-cong/