Khái niệm
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay còn gọi là Hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay gọi nôm na là bệnh vàng gan ở tôm có liên quan đến quản lý môi trường ao nuôi tôm.
Nguyên nhân
Các yếu tố có tác động xấu đến môi trường và tạo điều kiện cho bệnh bùng phát như dinh dưỡng và quản lý thức ăn, an toàn sinh học, sức khỏe tôm và đặc biệt là quản lý quần thể vi sinh vật trong ao nuôi dẫn đến sự bùng phát của nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio, trong đó có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là loài vi khuẩn vô cùng phổ biến trong môi trường và chỉ có một dòng đặc biệt của loài vi khuẩn này gây được bệnh. Do đó, các phương pháp xét nghiệm thông thường sẽ không thể xác định được sự tồn tại của dòng vi khuẩn gây bệnh này. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus gọi là Phage (hay còn gọi là thực thể khuẩn) làm vi khuẩn tạo ra môi trường độc tố cực mạnh. Độc tố này phá hủy các mô tế bào, gây rối loại chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy của tôm. Vi khuẩn Vibro parahaemolyticus xâm nhập cơ thể tôm qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột tôm.
->>> Xem thêm : thuốc trị bệnh đường ruột cho tôm
Tôm bệnh chết trong giai đoạn sớm từ 07 – 35 ngày thả nuôi, tuy nhiên tôm cũng bị bệnh này vào các giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi. Bệnh thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng.Bệnh xảy ra nặng hơn nếu môi trường ao nuôi xấu bao gồm nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, ôxy hòa tan thấp, sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác (dư lượng độc tố cypermethrine và deltamethrine ảnh hưởng xấu đến chức năng gan tụy), ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định, thời tiết biến động mạnh, ao phát sáng hay áp lực dịch bệnh cao (các ao xung quanh xuất hiện tôm chết).
Trường hợp tôm chết rất sớm (6-10 ngày thả nuôi) thường xảy ra khi gan tụy tôm giống đã nhiễm Vibrio parahaemolyticus trước đó (trong trại giống). Như vậy, ngoài các chỉ tiêu thông thường, cần phải kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn gan tụy của con giống.
Hội chứng này cũng thường bùng phát ở những vùng ao nuôi thâm canh có sự tích lũy phospho cao (chẳng hạn như ao nuôi tôm chân trắng cho ăn nhiều thức ăn, ao nuôi cho ăn dư thừa …). Cần nhớ rằng, hàm lượng phospho trong thức ăn không được tôm hấp thu hoàn toàn, 80% lượng phospho có trong thức ăn sẽ bị thải ra môi trường ngoài nếu không được chuyển sang dạng dễ hấp thu trong đường ruột tôm, trong khi đó tôm chân trắng lại cần phải cho ăn một lượng rất lớn hàng ngày vì được nuôi thâm canh mật độ cao.Biểu hiện – triệu chứng
Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện.Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh.Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc gan teo (gan chai), sậm màu. Gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn.Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm thẻ thường kèm đục cơ.