Sai số của đồng hồ cơ chắc chắn là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà người dùng chúng đều phải quan tâm. Sai số đồng hồ cơ như thế nào? Những gì ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ cơ? Nên làm gì để cải thiện sai số của chúng? … Tất cả những câu hỏi thường gặp sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Bởi vì cơ cấu đã có từ hàng trăm năm trước của mình, hoạt động của đồng hồ cơ có độ chính xác kém hơn hẳn các loại đồng hồ có bộ máy thạch anh hiện đại và dễ bị ảnh hưởng trước nhiều vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, kết quả là sai số chóng mặt.
Sai số của đồng hồ cơ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thói quen sử dụng của chúng ta cũng như môi trường xung quanh
“Đồng hồ cơ là các loại đồng hồ chạy bằng máy cơ, loại máy này có cấu tạo từ tổ hợp các linh kiện cơ khí chủ yếu được làm từ kim loại, sử dụng nguồn năng lượng do dây cót sinh ra, cần phải lên dây hoặc đeo thì mới chạy được. Đồng hồ cơ hiện nay được phân làm hai loại gồm: đồng hồ tự động và đồng hồ lên dây thủ công.”
VẤN ĐỀ 1: SAI SỐ CỦA ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ?
◆ Sai số của đồng hồ cơ hay còn gọi là độ chính xác của đồng hồ cơ là sự sai lệch thời gian (nhanh hoặc chậm) trung bình hằng ngày của chúng. Do sai số đồng hồ cơ mỗi ngày không giống nhau, con số này tùy thuộc vào loại bộ máy và các điều kiện sử dụng đồng hồ, hoặc môi trường bên ngoài.
VẤN ĐỀ 2: NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SAI SỐ ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ?
◆ Đồng hồ cơ được làm từ bộ phận kim loại nhỏ kết nối với nhau, chúng chạy bằng năng lượng đàn hồi cơ học của dây cót. Những bộ phận này rất mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, trọng lực, từ trường cùng các cú chấn động, khi chúng bị ảnh hưởng càng lớn sai số đồng hồ cơ càng lớn.
◆ Ngoài ra, các khía cạnh khác như thời gian sử dụng, bảo trì bảo dưỡng, các cử động của tay, tình trạng năng lượng nhiều ít của dây cót đều có thể ảnh hưởng nhiều đến sai số của đồng hồ cơ.
http://giadunglongviet.com/2018/10/29/truy-tim-vet-tich-va-nguon-goc-thuy-si-cua-hang-dong-ho-citizen/
Nhiệt Độ Ảnh Hưởng Đến Sai Số Của Đồng Hồ Cơ Ra Sao?
▬ Hầu hết mọi sai số của đồng hồ cơ được công bố bởi bất cứ thương hiệu nào đều được tính trong phạm vi 5-35 độ C. Ngoài phạm vi này, các linh kiện kim loại bên trong bộ máy giãn nở hoặc co lại đáng kể ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy từ đó làm tăng sai số của đồng hồ cơ.
▬ Thông thường, dưới nhiệt độ cao, đồng hồ có xu hướng chạy chậm, ngược lại ở nhiệt độ thấp nó sẽ chạy nhanh hơn. (Nếu nhiệt độ quá thấp làm đông đặc dầu bôi trơn, có thể sẽ khiến đồng hồ chạy chậm đi hoặc đứng máy). Vì thế, không đặt đồng hồ của bạn ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 5ºC hoặc trên 35ºC.
Hãy giữ cho đồng hồ cơ tránh xa các nguồn từ trường nếu bạn không muốn sai số của nó tăng khủng khiếp
Từ Tính Ảnh Hưởng Đến Sai Số Của Đồng Hồ Cơ Ra Sao?
▬ Đồng hồ có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi từ tính và dẫn đến vấn đề chạy nhanh (chủ yếu) hoặc chậm/đứng máy. Điều quan trọng là không nên để một chiếc đồng hồ gần vật thể từ trong thời gian dài như điện thoại di động, tivi và loa máy tính, dây chuyền nam châm, túi ví có nút nam châm, máy sấy tóc, dao cạo điện, cửa tủ lạnh…
▬ Cần chú ý là đồng hồ khá dễ bị nhiễm từ và sau khi khử từ vẫn có thể bị nhiễm từ tiếp, vì thế, nếu muốn sai số đồng hồ cơ thấp, bất kể như thế nào, hãy giữ đồng hồ cách xa các nguồn từ trường.
= = = = = = = = = = = = = = = = =
http://thuocvisuckhoe.com/2018/11/01/cach-dieu-chinh-day-luoi-dong-ho-de-thu-va-noi-cho-vua-tay-tai-nha/
Sốc Ảnh Hưởng Đến Sai Số Của Đồng Hồ Cơ Ra Sao?
▬ Chấn động mạnh, rung lắc có thể ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ cơ. Bạn nên tháo đồng hồ trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào có vận động mạnh. Bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến cổ tay bạn đều có thể ảnh hưởng đến những bộ phận nhỏ bên trong đồng hồ, làm rơi hay đặt mạnh đồng hồ lên thứ gì đó cũng có thể gây ra thiệt hại.
Vị Trí Đặt Mặt Số Ảnh Hưởng Đến Sai Số Của Đồng Hồ Cơ Ra Sao?
▬ Sai số của đồng hồ cơ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi vị trí đặt khi nó không được đeo trên cổ tay (tức nằm yên một chỗ). Mỗi vị trí đặt sẽ cho sai số khác nhau, các vị trí đặt đồng hồ phổ biến theo thói quen của mọi gồm: mặt ngửa, mặt úp, mặt đứng, mặt ngược, núm úp, núm ngửa, mặt đứng nghiêng 45 độ, …
▬ Điều này là do trọng lực ảnh hưởng đến hoạt động của chuyển động bên trong máy đồng hồ (Bộ Dao Động), nếu bạn đeo trên tay, ảnh hưởng của trọng lực gần như bị loại bỏ do tay cử động liên tục.
▬ Nhìn chung, sai số ở mỗi vị trí đặt tùy theo mẫu đồng hồ, bạn hãy thử các vị trí để xác định cái nào mang đến sai số thấp nhất cho đồng hồ của mình. Nếu đó là đồng hồ tự động, bạn nên mua hộp xoay đồng hồ và cho đồng hồ vào đó những khi không đeo trên tay, vừa lên dây để đồng hồ không đứng máy, vừa giảm tối đa sai số.
VẤN ĐỀ 3: NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIẢM SAI SỐ CỦA ĐỒNG HỒ CƠ?
◆ Cách đơn giản nhất và tốt nhất để giảm sai số của đồng hồ cơ mà không phải mất công năm lần bảy lượt đem ra nơi bảo hành sửa chữa đó chính là Lên Dây Cót Đầy Đủ cho nó mỗi ngày.
◆ Hầu như tất cả đồng hồ cơ đều có độ chính xác tốt (theo công bố của nhà sản xuất) khi cót tích năng lượng khoảng 80%-90% trở lên. Mức năng lượng của cót thấp hơn mức này thì các bộ phận kiểm soát chính xác (bộ dao động) trong máy sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, khi đó, sai số sẽ tăng.
◆ Nếu là đồng hồ tự động thì đeo ít nhất 8 tiếng/ngày (có chức năng lên dây phụ thì bạn vặn ít nhất 15 vòng/ngày, tuy nhiên vẫn nên hạn chế điều này để đồng hồ bền hơn). Còn đồng hồ lên dây thủ công thì mỗi ngày đều phải vặn núm theo chiều kim đồng hồ (đến khi thấy chặt thì thôi).
◆ Tốt nhất, khi bạn có ý định lên dây thủ công (cho cả đồng hồ tự động và đồng hồ lên dây thủ công, bạn nên chọn một thời điểm cố định trong ngày để làm điều đó, tránh trường hợp bị quên sẽ khiến đồng hồ thiếu năng lượng dẫn đến kém chính xác dần hoặc hết năng lượng làm đứng máy.
◆ Sau khi bạn thực hiện đầy đủ tất cả các lưu ý và kinh nghiệm ở trên mà sai số của đồng hồ vẫn quá cao (vượt quá thông tin công bố của nhà sản xuất) đó có lẽ là lúc nên đem đi bảo hành hoặc sửa chữa. Thợ đồng hồ sẽ tiến hành bảo dưỡng, làm sạch, tinh chỉnh dao động bộ máy, sửa chữa nếu cần.
= = = = = = = = = = = = = = = = =
http://phongkhamphusan.com/mau-dong-ho-se-trong-nhu-nao-khi-o-duoi-nuoc/
VẤN ĐỀ 4: BAO LÂU TÔI NÊN ĐƯA ĐỒNG HỒ ĐI BẢO DƯỠNG?
◆ Sau một thời gian dài sử dụng, thiết kế của hầu hết đồng hồ cơ hiện nay đều không đảm bảo sai số sẽ luôn ổn định như lúc mới mua hoặc mới vừa bảo trì độ chính xác xong do nhiều yếu tố phát sinh như khô dầu, ron cao su lão hóa làm bám bụi vào nước, sai lệch linh kiện tích tụ sau các chấn động trong quá trình sử dụng,…
◆ Bạn cũng nên chú ý là những chiếc đồng hồ cơ đã trải qua tinh chỉnh máy kỹ lưỡng để có độ chính xác cao của Thụy Sĩ cũng không tránh khỏi điều này. Thường thì cứ mỗi 3-4 năm (tùy theo yêu cầu của từng hãng), bạn hãy đem nó ra các trung tâm dịch vụ uy tín để kiểm tra bảo trì bảo dưỡng lại một lần.
◆ Nhớ là đừng lạm dụng các chuyện bảo dưỡng sửa chữa, nắp đồng hồ, máy đồng hồ càng ít được mở ra càng tốt. Nếu đồng hồ vẫn chạy tốt, không sử dụng sai quy định về chịu nước, va đập… mà chưa tới thời gian bảo dưỡng định kỳ được nhà sản xuất khuyên thì bạn đừng nên tháo mở nó ra.
VẤN ĐỀ 5: CÓ CÁCH NÀO ĐỂ ĐỒNG HỒ CƠ CHÍNH XÁC HƠN NỮA?
KHÔNG KHUYẾN CÁO THỰC HIỆN VÌ CÓ THỂ SẼ KHIẾN ĐỒNG HỒ CỦA BẠN BỊ HƯ HỎNG!
◆ Nếu đồng hồ đã hết hạn bảo hành hoặc cứ đem đi sửa mãi mà vẫn không cải thiện được tình hình thì vẫn còn có một phương án là tự mình bạn giải quyết, kết quả thường sẽ tốt hơn đưa đi tiệm nếu bạn kiên nhẫn (do thợ không thể căn chỉnh theo thói quen sử dụng đồng hồ của bạn nhưng nếu bạn tự làm thì vấn đề này không còn nữa).
◆ Hầu hết đồng hồ cơ hiện nay đều có thể tinh chỉnh để có sai số cực nhỏ. Cách thực hiện khá đơn giản nhưng hơi tốn thời gian và đòi hỏi bạn phải mở nắp đáy (có dụng cụ mở nắp).
◆ Trước tiên là mở nắp, tìm đến chỗ có bánh xe tròn lớn (thường là màu vàng), đây là Bánh Lắc. Bạn sẽ thấy giữa Bánh Lắc có hai thanh dài một lớn một nhỏ (thanh nhỏ thường nằm trên), hãy gạt thanh nhỏ THẬT NHẸ ngược chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị chậm; gạt thanh nhỏ THẬT NHẸ theo chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị nhanh.
◆ Một số đồng hồ sẽ dùng ốc vặn để tinh chỉnh, con ốc này không nằm ở giữa Bánh Lắc mà nằm trên vành kim loại phía trên Bánh Lắc, vặn ốc THẬT NHẸ ngược chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị chậm; vặn ốc THẬT NHẸ theo chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị nhanh.
◆ Nếu bạn không nhận ra được thanh nào lớn thanh nào nhỏ; chỉ thấy có một thanh gạt mà không thấy ốc vặn; không thấy bất cứ gì hay gạt thanh nhỏ không được thì đừng làm gì cả và đưa ra nơi sửa chữa uy tín là tốt nhất. Tuyệt đối không được đụng đến thanh lớn hoặc các bộ phận khác.
◆ Cứ sau mỗi lần gạt hoặc vặn ốc, hãy đóng nắp kỹ lưỡng và theo dõi xem đồng hồ chạy nhanh chậm thế nào sau một vài ngày. Nếu chưa ưng ý với sai số của nó, tiếp xúc các bước trên cho đến khi đồng hồ chạy đúng.
◆ Thường thì sai số được xem là tốt (mà bạn có thể tự tinh chỉnh được) đối với đồng hồ cơ là -10/+15 giây (chạy chậm không quá 10 giây, chạy nhanh không quá 15 giây) mỗi ngày. Đạt đến con số này bạn có thể dừng lại vì với người không chuyên, không có máy móc thiết bị hỗ trợ thì rất khó để đưa đồng hồ cơ đến sai số nhỏ hơn nữa.
Bây giờ thì bài viết về sai số của đồng hồ cơ ngày hôm nay đã kết thúc rồi, hy vọng gặp lại bạn trong các chuyên mục khác trên trang tin tức của Timemart nhé!