Làm thế nào để tạo ra những chiếc đồng hồ kim loại có dây vỏ mạ vàng, màu đen, xanh, đỏ, hay có khả năng chống trầy xước? Để có được chiếc đồng hồ kim loại đẹp bền, rất nhiều phương thức đã được sử dụng, đứng hàng đầu trong số đó chính là những công nghệ xử lý bề mặt vật liệu kim loại.
BÍ MẬT PHÍA SAU VẺ ĐẸP CỦA VỎ VÀ DÂY ĐỒNG HỒ KIM LOẠI: XỬ LÝ BỀ MẶT
◆ Chắc hẳn ai cũng biết đồng hồ kim loại nói chung hay nói riêng là đồng hồ dây kim loại nói riêng là những sản phẩm bền nhất trong thế giới thời gian. Các vật liệu kim loại có thể sử dụng tốt trong mọi điều kiện thời tiết với tuổi thọ cực kỳ lâu, miễn là bạn chăm sóc bảo quản đúng cách.
Những chiếc đồng hồ Hamilton Khaki Pilot Pioneer Aluminum có vỏ nhôm được xử lý bề mặt để tạo màu sắc bằng công nghệ Anode
◆ Có nhiều vật liệu có thể kể ra trên đồng hồ kim loại, vàng, bạch kim, titanium, thép không gỉ, nhôm, hợp kim đồng, tungsten… tùy theo mục đích về độ bền, chi phí và thẩm mỹ. Nhưng ngoài vật liệu “chết”, phương pháp xử lý bề mặt “sống” cho kim loại cũng góp phần đáng kể cho vẻ ngoài đẹp, độ bền cùng tính năng của mẫu đồng hồ.
◆ Với các công nghệ xử lý bề mặt kim loại hiện nay, rất nhiều nhược điểm trên các vật liệu kim loại đã được khắc phục. Hầu hết chúng sẽ cải thiện khả năng chống ăn mòn, chống mài mòn và tăng độ cứng chống trầy xước hay mang đến vẻ ngoài bắt mắt hơn với các loại màu sắc mà vật liệu gốc không có được.
CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỀ MẶT PHỔ BIẾN TRÊN ĐỒNG HỒ KIM LOẠI
“Dựa theo mục đích của các phương pháp xử lý bề mặt trên đồng hồ kim loại đã kể trên, có thể chia chúng theo hai kiểu: thẩm mỹ và chức năng.”
▬ Các công nghệ mang tính thẩm mỹ sẽ liên quan đến sự thay đổi vẻ ngoài của vật liệu kim loại gốc, từ màu sắc cho đến kiểu sáng bề mặt. Những thay đổi này thường đạt được thông qua việc mạ, phủ hoặc các hoạt động vật lý (chải xước, đánh bóng…), hiếm khi xảy ra các phản ứng hóa học.
Mẫu đồng hồ Panerai Luminor 1950 3 Days Titanio DLC 47MM với vỏ Titanium được xử lý bằng công nghệ DLC
▬ Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ chỉ nhắc đến các công nghệ mạ, tạo lớp phủ trên đồng hồ kim loại được sử dụng để tạo các màu khác nhau cho nhiều loại vật liệu. Tất nhiên, vật liệu kim loại thường đừng mạ/phủ chủ yếu vẫn là thép không gỉ do độ bền (ngay cả khi phai đi lớp phủ) lẫn chi phí của nó.
▬ Các công nghệ xử lý bề mặt mang đến chức năng sẽ liên quan đến sự thay đổi các đặc tính trên bề mặt của kim loại gốc, hầu như đều là tăng độ cứng để dây, vỏ có khả năng chống trầy xước – điểm yếu thường gặp của hầu hết vật liệu kim loại dùng trong đồng hồ như vàng, thép không gỉ, đặc biệt là titanium, …
Cụ thể là các công nghệ xử lý bề mặt dây và vỏ cho đồng hồ kim loại sẽ tìm hiểu trong bài là:
– – – Mang đến thẩm mỹ: Sơn Bột và Black Oxide, Physical Vapor Deposition (Ion Plating/PVD), Chemical Vapor Deposition (CVD).– – – Mang đến chức năng: Diamond Like Carbon (DLC), Duratect (của Citizen), Tegiment (của Sinn).
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
http://betongdanang.net/2018/11/01/kim-dong-ho-mot-trong-nhung-phu-tung-dong-ho-mat-tien/
SƠN BỘT VÀ BLACK OXIDE: CHO MÀU SẮC ĐA DẠNG
✦ Phương pháp xử lý bề mặt Sơn Bột rất đơn giản và hầu như đã không còn thấy trên đồng hồ hiện đại của các thương hiệu lớn do nhược điểm dễ bị bong tróc, dù rằng phương pháp này có thể tạo ra rất nhiều màu sắc cho đồng hồ.
✦ Đầu tiên, phủ một lớp bột sơn lên bề mặt các chi tiết kim loại của dây, vỏ (các hạt sơn và bề mặt kim loại được tích điện trái dấu để bám dính tốt hơn nên phương pháp này còn gọi là “Sơn Tĩnh Điện”). Sau đó đưa các chi tiết đã được phủ bột sơn đi gia nhiệt để sấy.
✦ Phương pháp xử lý bề mặt Black Oxide tạo ra bằng phản ứng hóa học tương tự như phương pháp anode mà vật liệu kim loại được sử dụng là thép. Các chi tiết thép của dây, vỏ sẽ được đưa vào dung dịch muối oxit nóng để tạo ra Fe3O4có màu đen mờ, đẹp và đằm trước ánh sáng.
✦ Tương tự như phương pháp Sơn Bột, phương pháp Black Oxide cũng chỉ tạo ra lớp phủ bề mặt không sâu nên dễ bị bong tróc, không thích hợp cho khu vực có khả năng gặp mài mòn cao. Hiện tại hầu như Black Oxide chỉ có trên bộ kim đồng hồ mà thôi.
PVD/MẠ ION: LÂU PHAI VÀ KHÔNG BONG TRÓC
✦ Phương pháp Bay Hơi Lắng Đọng Vật Lý (PVD – Physical Vapor Deposition) hoặc Mạ Ion (IP – Ion Plating – biến thể phổ biến của PVD) là một công nghệ tạo lớp phủ được sử dụng bởi các thương hiệu có uy tín.
✦ Màu sắc đẹp, độ bám dính cao, lâu phai và không gây bong tróc, độ cứng tốt hơn phương pháp Anode, Sơn Bột hay Black Oxide… là những điều thể hiện chất lượng lớp phủ của vỏ và dây đồng hồ kim loại tạo ra bởi công nghệ PVD được đánh giá là tối ưu nhất hiện nay.
✦ Nguyên lý của PVD rất đơn giản, bề mặt của chi tiết kim loại được làm sạch trước khi đưa vào môi trường trơ (chân không), sau đó vật liệu mạ được chuyển từ thể rắn sang thể hơi sẽ được đưa vào, dưới tác dụng của điều kiện áp suất và nhiệt độ cụ thể, vật liệu mạ thể hơn sẽ bám lên bề mặt chi tiết kim loại. (Nếu quá trình tạo lớp phủ thực hiện thông qua ion tích điện thì nó sẽ được gọi là Ion Plating).
✦ Sản phẩm đồng hồ PVD thường có 2 lớp phủ. Lớp phủ lót là vật liệu có độ cứng cao, cùng tông màu với lớp phủ trên cùng (ví dụ như lớp lót vật liệu TiN có màu vàng kim, TiCN có màu đồng…), để khi có bị trầy xước cũng hạn chế cho thấy vật liệu gốc. Lớp phủ trên cùng chính là lớp vật liệu mạ mong muốn, thường dày từ 2 đến 5 μm.
✦ Nếu lớp phủ trên cùng là vàng, nó thường dày từ 0.15-5 micron (μm), tùy theo yêu cầu về tính thẩm mỹ và giá trị của đồng hồ. Tất nhiên, lớp phủ càng dày, màu sắc của đồng hồ mạ vàng càng giống vàng khối thật, càng lâu phai và hạn chế cho thấy lớp phủ lót/vật liệu gốc khi bị trầy xước.
✦ Chất lượng lớp phủ của công nghệ PVD trên đồng hồ kim loại tốt hơn so với các phương pháp khác là điều không cần bàn cãi nhưng nó không chống trầy xước. Trong thực tế, nếu vết trầy xước đủ sâu để đi xuyên qua lớp mạ thì vật liệu gốc sẽ được nhìn thấy được.
✦ Cần nhấn mạnh rằng PVD là một quá trình (không phải là một chất liệu) và do đó các kết quả cuối cùng phụ thuộc vào các biến thể của công nghệ này của từng nhà sản xuất. Và PVD cũng chỉ cho phép vật liệu gốc trông rất tương tự như vật liệu thật, như vàng chẳng hạn, chứ không phải giống hệt.
✦ Một số thương hiệu sử dụng PVD trong vòng tay và / hoặc bao gồm: Movado Sapphire và các mô hình khác, Audemars Piguet và Hublot nhiều mô hình, Maurice Lacroix Masterpiece Mystrious Seconds Watch – Black PVD Coating và các mô hình khác, Raymond Weil Nabucco PVD màu đen và các mô hình khác …
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
http://sofabaotin.com/2018/11/01/mat-phu-tung-dong-ho-duoc-chu-y-nhat-vi-chung-rat-doi-quen-thuo/
CVD (CHEMICAL VAPOR DEPOSITION – BAY HƠI LẮNG ĐỌNG HÓA HỌC)
✦ CVD là một biến thể khác của quá trình PVD, sự khác biệt nằm ở chỗ nếu trong quá trình PVD, vật liệu mạ được sử dụng thông qua cơ chế vật lý thì trong CVD nó sẽ đạt được thông qua phản ứng hóa học. Các lớp phủ tạo ra bởi công nghệ này thường dày 5-10 μm nên có độ cân bằng tốt về độ cứng và khả năng chịu mài mòn.
✦ Tuy nhiên, CVD chủ yếu được dùng để xử lý các bộ phận của bộ máy chứ không phải cho dây, vỏ. Dù vậy, vẫn có một vài mẫu mã sử dụng nó, điển hình như Urwerk UR202 có phiên bản vỏ và dây bằng bạch kim có màu đen được tạo ra bởi công nghệ PE-CVD (Plasma Plasma Enhanced –CVD).
DLC: LỚP PHỦ SIÊU CỨNG CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG TRẦY
✦ DLC tức Diamond Like Carbon là một loại vật liệu cacbon vô định hình thể hiện một số tính chất điển hình của kim cương. Quy trình phủ DLC là một biến thể của PVD, cho màu đen. Ở đây cũng cần phân biệt DLC là cách gọi một vật liệu còn PVD là cách gọi một công nghệ, kỹ thuật, phương pháp.
✦ DLC thường được sử dụng làm lớp phủ để giảm sự mài mòn của động cơ Super Sport (siêu xe mô tô), xe đua Formula 1, xe NASCAR…Nhìn chung, lớp phủ DLC chỉ có trên những mặt hàng có giá trị cao và có khá ít tên tuổi có thể cung cấp vật liệu này với chất lượng tốt.
✦ Có nhiều cách khác nhau để phủ lớp DLC lên bề mặt các chi tiết kim loại như tán xạ, chùm ion, hồ quang cathode, chùm điện tử, laser … và để tăng khả năng bám dính DLC sẽ được kết hợp với các lớp lót (thường là Ti, TiN, TiCN, TiC). Độ dày lớp DLC hay công thức của nó có thể phụ thuộc vào bí quyết của nhà sản xuất.
✦ Vật liệu DLC được sử dụng trong đồng hồ thường có độ cứng 9.5 điểm trên thang Moh (hoặc 2500 HV trở lên theo phép kiểm tra độ cứng Vickers) và mang đến màu đen cùng chức năng chống mài mòn, chống trầy xước gần như tuyệt đối cho dây và vỏ đồng hồ tốt hơn các phương pháp khác.
✦ Đáng chú ý là không phải tất cả các thương hiệu đồng hồ sang trọng đều sử dụng lớp phủ DLC, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí của nó và số lượng hạn chế của các nhà cung cấp có thể đảm bảo chất lượng tốt.
✦ Một số ví dụ điển hình về đồng hồ kim loại bọc DLC là: Linde Werdelin SpidoSpeed Steel Anthracite DLC, Panerai Luminor 1950 3 Days Titanio DLC, Magrette REGATTARE DLC và BREMONT U2/DLC Automatic Watch
DURATECT: TĂNG GẤP BỘI ĐỘ CỨNG CHO VẬT LIỆU GỐC
✦ Duratect là một công nghệ mạ/phủ đặc biệt của nhà sản xuất đồng hồ Citizen để tăng độ cứng bề mặt lên gấp 3, 4 lần trở lên bằng nhiều phương pháp dành riêng cho từng loại vật liệu kim loại, điển hình như vàng, thép không gỉ và titanium (phiên bản Titanium áp dụng công nghệ Duratect còn được gọi là Super Titanium) ….
Một mẫu đồng hồ Citizen Super Titanium áp dụng công nghệ Duratect
✦ Công nghệ Duratect nói chung sẽ làm ion hóa lớp kim loại bề mặt của chính vật liệu gốc chi tiết dưới điều kiện môi trường chân không và nhiệt độ cao. Điều này có nghĩa là nó cung cấp cho chúng ta những bộ dây, vỏ đồng hồ làm bằng vật liệu yêu thích nhưng với khả năng chống trầy cao hơn.
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
http://sieucaycanh.net/vi-sao-la-phu-nu-hien-dai-nhat-thiet-phai-deo-dong-ho/
TEGIMENT: CẢI THIỆN SÂU SẮC ĐỘ CỨNG BỀ MẶT
✦ TEGIMENT là công nghệ làm tăng độ cứng của vật liệu gốc (ví dụ như thép không gỉ) của hãng Sinn đến từ Đức. TEGIMENT cung cấp khả năng chống trầy xước hiệu quả dựa trên việc tạo ra lớp phủ ở bề mặt vật liệu gốc (lớp phủ này cũng đến từ vật liệu gốc tương tự công nghệ Duratect).
Sinn U1T với Bezel áp dụng công nghệ TEGIMENT chống xước
✦ Bề mặt của chính vật liệu được làm cứng bằng quá trình ủ nhiệt đặc biệt, qua đó tạo ra một lớp bảo vệ có độ lớn hơn đáng kể, không chỉ ở lớp mỏng bên ngoài mà còn ở các lớp sâu hơn. Cụ thể, thép không gỉ TEGIMENT sẽ có độ cứng bề mặt khoảng 1200 HV (thép không gỉ thường chỉ khoảng 140-220 HV).
✦ Ngoài ra còn có một lựa chọn bổ sung thêm PVD TiAlCN (titanium nhôm carbon nitride) có màu đen và có độ cứng bề mặt khoảng 2000 vickers chỉ dành cho các mẫu đồng hồ kim loại áp dụng công nghệ TEGIMENT để nâng cao hơn nữa khả năng chống xước.
LỜI KẾT
Dĩ nhiên, một chiếc đồng hồ tốt không nhất thiết phải được xử lý bằng những kỹ thuật, công nghệ đề cập trong bài viết nhưng việc xử lý bề mặt cho các bộ phận vỏ và dây đồng hồ kim loại là điều rất quan trọng để mang đến một sản phẩm hoàn thiện hơn, độc đáo hơn và tốt hơn thông thường.
Và vẫn còn rất nhiều công nghệ xử lý bề mặt vỏ và dây đồng hồ kim loại khác như Dia Shield của Seiko, Ice Hardening của Damasko, B-EBE2000 của Bremont, đều có công dụng làm cứng bề mặt… chưa được đề cập đến trong bài do mức độ phổ biến chưa cao (theo quan điểm của người viết) sẽ hẹn gặp trong các chủ đề khác nhé.
Tổng hợp theo toddandmarlon