Áo giao lĩnh xủa người Việt Nam dành cho cả nam và nữ giới với những chất liệu vải phân biệt tầng lớp thời xưa. Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, có 3 loại trang phục phổ biến nhất của người Việt được ghi nhận: Giao lĩnh (cổ chéo), Viên lĩnh (cổ tròn) và Thụ lĩnh (cổ đứng; chính là tiền thân của Áo dài hiện đại).
1. Trang phục cổ - áo giao lĩnh
Giao lĩnh vạt ngắn dài không quá thân trên, thường dùng cho phụ nữ. Ở Trung Quốc, chiếc áo vạt ngắn này được gọi là nhu (襦), khi đi chung với váy sẽ được gọi là nhu quần (襦裙) – tức áo ngắn và váy. Những từ như thường (裳) và quần (裙) xưa đều được dùng để chỉ hạ y không đáy; tại Việt Nam từ thời Nguyễn trở đi, từ “quần” mới được chuyển sang dùng chủ yếu cho hạ y hai ổng.
Tại Việt Nam thời Lê, giao lĩnh vạt ngắn có thường quây bên ngoài, tương tự các thời kỳ trước của Trung Quốc, có nét tương đồng với giao lĩnh quây hakama của Nhật.Tuy nhiên giao lĩnh vạt ngắn quây thường triều Lê có thể phân biệt với giao lĩnh vạt ngắn quây thường của các triều đại ở Trung Quốc ở chỗ chiếc thường bên ngoài ngắn hơn chiếc thường (hoặc váy) bên trong, để lộ hai lớp váy.
Trong khi đó, ở Trung Quốc (cũng như Nhật Bản và Triều Tiên), chiếc thường bên ngoài dài đến sát đất, che kín chiếc thường (hoặc váy) bên trong.
2. Áo viên lĩnh - áo giao lĩnh
Ngoại trừ áo Thụ lĩnh xuất hiện muộn và chỉ đặc thù vào thời Nguyễn, còn thì Giao lĩnh và Viên lĩnh lại xuất hiện lâu nhất và được dùng mãi tận khi nhà Nguyễn kết thúc, dưới hình thức là áo của triều đình. Và điểm đặc biệt là cả 3 loại trang phục này đều không phân giới tính, nam nữ đều có thể dùng, với những màu sắc và hoa văn tùy quy định sẽ khác.
Xem thêm: Áo năm thân
Áo Viên lĩnh, cũng như Giao lĩnh, khi được nữ giới mặc thông thường có thắt Nhu quần ở bên ngoài che hạ thể. Nhu quần, tức là Thường, là một dạng váy may khép kín để che phần hạ thể. Ở Trung Hoa thì Nhu quần thường dài chạm đất, nhưng ở Việt Nam lại có vẻ chuộng Nhu quần ngắn ngang mắt cá chân, để lộ lớp váy trong hơn.
3. Lịch sử áo giao lĩnh và viên lĩnh
Loại áo này phân tầng lớp bởi độ thụng (độ rộng của ống tay áo), độ dài ống tay áo và lớp áo được may bao nhiêu lớp. Ở xã hội xưa, vải vóc rất đắt tiền, muốn may áo cũng không phải đơn giản, nên việc này cho thấy ống tay áo càng rộng, càng dài, may càng nhiều lớp chứng tỏ địa vị của người mặc.
Chưa kể đến chất liệu vải hay hoa văn.Ảnh minh họa là một cô gái mặc lớp lót giao lĩnh trắng, với ống tayáo có độ dài và độ rộng tầm trung bình. Bên ngoài khoác một chiếc Viên lĩnh màu cam với độ rộng ống tay lớn, gần với độ rộng tiêu chuẩn cho các áo lễ phục
LIÊN HỆ
Phone: 02432668322Address: Showroom: Tầng 2 ngõ 26 Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, TP, Hà Nội Văn phòng: phòng 902 tầng 9 Nhà A1 chung cư Sống Hoàng Đường Lĩnh Nam Quận Hoàng Mai HN
Email: yvanhien512@gmail.comWebsite: yvanhien.com