Loại vô-lăng sử dụng thiết thực cho xe đua nhưng với xe sang chạy hàng ngày chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ.
Vô-lăng phẳng đáy là phát minh dành cho xe đua nhiều năm trước. Để đảm bảo trọng lượng nhẹ, hiệu quả khí động học cao, xe đua thường thấp và hẹp, tay lái có xu hướng như nằm ngửa dưới sàn. Trong không gian hẹp như vậy, để tài xế ra vào dễ dàng hơn, vô-lăng phẳng đáy ra đời.
Xem thêm kinh nghiệm học lái xe B2
Theo các chuyên trang xe nước ngoài như Topgear, bên cạnh lợi ích lớn nhất là dễ ra vào, không vướng chân thì kiểu tay lái này còn giúp tài xế định hình tốt hơn vị trí vô-lăng, xe đang ở trạng thái chạy thẳng hay cong. Tuy có lợi cho xe đua, xe thể thao, siêu xe nhưng loại vô-lăng này khi lắp trên xe phổ thông lại không có nhiều tác dụng về vận hành.
Trên xe phổ thông, khoang nội thất khá rộng ngay cả với cữ người cao to Âu Mỹ, vì vậy việc ra vào không có gì khó khăn. Ngoài ra, những xe tích hợp vô-lăng phẳng đáy thường có thể điều chỉnh độ cao, hơn nữa ghế lái chỉnh điện đa chiều, có thể nâng hạ để tránh chạm chân vào vô-lăng. Tác dụng "dễ ra vào" trở nên không cần thiết.
Bên cạnh đó, xe phổ thông có số vòng quay vô-lăng lớn hơn, tài xế sẽ thường xuyên rơi vào các trường hợp xoay 2 vòng rưỡi hay bắt chéo tay, vần vô-lăng liên tục ở cua hẹp. Vô-lăng phẳng đáy sẽ khiến tài xế bị hẫng khi xoay, có thể khiến việc lái xe khó khăn hơn.
Hiện nay vô-lăng phẳng đáy được áp dụng nhiều trên các mẫu xe sang nhưng thực tế tác dụng thẩm mỹ và cảm quan của khách hàng nhiều hơn là vận hành thực tế.
Việc tăng, giảm ga ô tô liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hao nhiên liệu, nhiều bộ phận của xe bị ảnh hưởng.
Ô tô cũng như con người, việc thay đổi đột ngột thể trạng sẽ vô cùng nguy hại. Con người có thể đổ bệnh ngay, nhưng ô tô sẽ “chết dần, chết mòn” theo năm tháng mà bạn không hề biết.
Tiêu hao nhiên liệu
Hiển nhiên, việc tăng, giảm ga liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hao nhiên liệu của ô tô. Ô tô sẽ sử dụng nhiên liệu để thay đổi vòng quay động cơ lớn, qua đó giúp xe thay đổi vận tốc.
Khi tăng ga, xe bắt đầu quá trình đốt nhiên liệu ở khoang đốt của động cơ. Trong quá trình ấy, bạn đột nhiên giảm ga sẽ khiến tình trạng đốt không hết gây nên việc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn mức bình thường.
Hao mòn nhiều chi tiết
Đối với việc tăng giảm ga đột ngột trên ô tô, nhiều bộ phận của xe bị ảnh hưởng. Đặc biệt, phải kể đến như má phanh, quá trình giảm ga sẽ kèm theo việc thường xuyên đệm phanh gây hao mòn không đáng có.
Xem thêm lý thuyết thi bằng lái xe b2
Ngoài ra, lốp xe cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng. Khi giảm ga đột ngột mà có sự trợ giúp của phanh sẽ không tránh khỏi lốp bị trượt trên đường dẫn đến việc hao mòn.
Hệ thống truyền động bị ảnh hưởng
Thói quen tăng, giảm ga cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ truyền động của ô tô, đặc biệt trục xe.
Xe hơi là một khối thống nhất gồm rất nhiều bộ phận chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay trong một khoảng đo đạc nhất định với dung sai cho phép, điều đó buộc xe luôn phải đảm bảo vận hành nhịp nhàng.
Nếu bạn tăng, giảm ga liên tục, hệ thống trục xe đang chuyển động tịnh tiến sẽ đột ngột thay đổi ảnh hưởng đến toàn hệ thống chuyển động của ô tô.
Để ô tô đạt được tuổi thọ cao nhất, ngoài bảo dưỡng định kỳ, kỹ năng lái xe cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, mỗi tài xế nên trang bị cho mình những kiến thức lái xe để tránh những sai lầm “ngớ ngẩn”.