Thường xuyên kiểm kê những thu chi của tòa nhà để đảm bảo tính minh bạch và vận hàng hệ thống nhân sự được tốt nhất. Đặc biệt quan tâm đến tu sửa và bảo trì cho các căn hộ để đảm bảo mức sống của các gia đình. Hơn thế, đẩy mạnh và phát triển những văn hóa công đồng như lối sống xanh sạch tiết kiệm và văn minh đến toàn thể cư dân sống tại căn nhà.Tăng cường kiểm soát hệ thống phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà để đảm bảo choa toàn chung cư. Thường xuyên tổ chức các chương trình hoặc khóa đào tạo về phòng cháy chữa cháy để giúp dân cư có kiến thức khi gặp nạn.Cuộc sống của rất nhiều người trong cùng 1 tòa nhà chung cư sẽ rất dễ xảy ra va chạm. Ngoài ra, vô số những vấn đề khác có thể xảy đến từng ngày. Có thể nói, quản lý chung cư chính là nghề phải lường trước hay đổi mặt với rất nhiều biến động cũng như tình huống xảy đến.
Sự tùy tiện của những Quản lý chung cư - SAVISTA Việt Nam
Quản lý chung cư cần thắt chặt cũng như khớp nối văn hóa hộ dân trong khu chung cư để có một cuộc sống trong sạch, bình yên. Những hộ dân trước khi về được căn hộ của mình thường đấu tranh để được đúng hẹn, đúng thời gian. Ai cũng tưởng sau khi về sinh sống, những hộ dân chung cư sẽ tạo thành một cộng đồng cư dân văn minh, lịch sự. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian ngắn sinh sống, những cư dân thiếu ý thức làm cho nhiều hộ dân ở đây đã phát hoảng.
Quản lý văn hóa chung cư chặt chẽ hơn từ ý thức từng hộ dân
Sau khi về được căn hộ của mình, một số cư dân thiếu ý thức họ không chỉ vô tư ném bỉm, bịch cháo, rác xuống tầng dưới, có khi còn cả những vật dụng nguy hiểm như chai bia, bát, dao, kéo cũng bỗng dưng từ đâu bay thẳng xuống cả khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em. Không những vậy, có nhiều lần cư dân lại “tá hỏa” phát hiện những bọc ni lông đầy phân, phát mùi kinh khủng ngay giữa hành lang đi lại phía dưới.
Và còn nhiều những vấn đề liên quan đến ý thức của những hộ dân sống không vì cộng đồng chung, không quan tâm đến sự trong lành, bình yên chung của cả khu chung cư. Đó là những người thiếu ý thức trong nếp sống, làm nhiều hộ dân xung quanh bức xúc, từ đó sẽ có thể gây ra mâu thuẫn giữa các hộ dân nơi đây.
Như chúng ta cũng biết, hiện nay cư dân sống tại các khu chung cư là dân tứ xứ, về trình độ, công việc và hoàn cảnh họ cũng khác nhau. Mỗi người có một phong tục, một kiểu sống khác nhau vì vậy sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Bộ mặt của chung cư trở nên xấu hơn là do lối sống ích kỷ, không vì lợi ích chung của một số cư dân thiếu ý thức.
Quản lý chung cư một vấn đề nan giải cần được kêu gọi đến từng nhà về việc nâng cao nếp sống văn hóa chung cư, nhưng thực tế rất khó để các cư dân thay đổi cách sống của mình vì cộng đồng chung.
Quản lý chung cư-quy định chỉ là một phần
Được biết BXD đã ban hành Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 về quy chế sử dụng, quản lý chung cư. Trong đó, có nhiều quy định sát thực tế, chặt chẽ cùng với chế tài xử lý nghiêm, tạo thuận lợi cho ban quản lý chung cư.
Mặc dù vậy, tác động của thông tư này trên thực tế tới công tác quản lý tại các chung cư không thực sự nhiều, bởi việc quản lý tại các khu chung cư, ngoài vấn quy định của pháp luật, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa của từng cư dân. Trong khi đó, trên thực tế, tại nhiều khu chung cư hiện nay, cả ban quản lý và cư dân chưa có nhận thức đúng đắn từ việc xây dựng nếp sống, văn hóa chung cư dựa trên những định chế đã nhận được sự đồng thuận của cộng đồng.
Trước những thay đổi của điều kiện sống, các khu chung cư mọc lên ngày càng nhiều, đòi hỏi mỗi người cần phải có thay đổi, từ bỏ 1 số tập quán sống để phù hợp với cuộc sống chung. Có như thế, việc cùng nhau xây dựng môi trường sống hiện đại, văn minh tại các khu chung cư mới tốt hơn.
Sống tại các khu chung cư là đang sống trong một xã hội thu nhỏ, mỗi người, mỗi tính cách, mỗi quan niệm sống khác nhau và đặc biệt về trình độ nhận thức có sự khác biệt, nên thường rất khó xử lý mỗi khi có tranh chấp. Lúc đó, vất vả nhất sẽ là những đơn vị quản lý chung cư, bởi là thân “làm dâu trăm họ”, chỉ biết làm theo hợp đồng, không được can dự vào nội bộ ban quản trị của cư dân.