Trong quá trình sử dụng nệm cao su thiên nhiên , nhiều gia đình có trẻ nhỏ sẽ khó tránh khỏi trường hợp trẻ tè dầm ra nệm,hay lỡ tay làm đổ một thứ gì đó ra nệm. Những cách xử lý nệm khi bị ướt rất quan trọng đối với chúng ta.Nhiều người gặp tình huống này thường mang nệm ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tuy nhiên điều này có thể khiến chiếc nệm nhanh hỏng.
Dù là nệm lò xo hay nệm cao su… khi nệm bị ướt bạn cần có một cách xử lý chỗ ướt thật đúng để có thể bảo quản nệm tốt nhất. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách xử lý từng loại nệm khi bị ướt theo đúng cách để nâng cao tuổi thọ sản phẩm nhé!
Nệm bông ép xử lý nệm khi bị ướt như thế nào? - Hãy dùng cồn 90o C đổ đều lên chỗ nệm bé tè dầm sau đó đợi khoảng 1 – 2h sau, đệm sẽ khô và không còn mùi do cồn đã bay hơi hết và khử sạch mùi trên nệm. - Khi bé tè lên nệm, Mẹ dùng khăn giấy hút hết chỗ nước bé tè, sau đó cho ít dung dịch tinh dầu lên, để làm khô nệm có thể lót báo phía dưới rồi dùng bàn ủi hoặc máy sấy để làm khô nệm. - Sau khi mẹ dọn sạch chỗ bẩn, hãy xịt những hộp chuyên làm sạch sofa, nệm xe hơi, nệm giường lên, nệm sẽ sạch sẽ thơm tho. Tất cả các loại nệm như nệm bông, nệm cao su, nệm lò xo và nệm bọc da đều có thể sử dụng hộp xịt này. - Nhiều gia đình giặt nệm bằng cách đổ bột giặt lên nệm cao su cao cấp sau khi thấm nước rồi dùng bàn chải chà thật mạnh giống như giặt những quần áo khó tính nhưng làm như vậy là hoàn toàn sai vì đặc điểm của nệm bông ép là làm bằng bông ép nên khi có nước ngấm sẽ làm tính liên kết của những sợi lải với nhau bị giảm, khi đó chà mạnh lên nữa sẽ làm đệm bị hỏng một cách nhanh chóng. - Trẻ nhỏ thường hay rất tè đêm nên ngoài giải pháp giặt nệm ở trên bạn có thể tháo đệm ra phơi dưới ánh nắng để tránh ẩm mốc và bay mùi. - Giaỉ pháp sử dụng một ấm lót nệm dưới ga được xem là một giải pháp mà nhiều người lựa chọn. Khi đó nệm sẽ không bị ướt ngay cả khi bé tè. Để vệ sinh sau đó bạn chỉ cần tháo tấm lót nệm ra rồi giặt thật sạch sau đó lại lót vào dưới nệm rồi sử dụng tiếp. Cách này sẽ giúp bảo vệ nệm rất tốt và tiết kiệm thời gian giặt nệm rất nhiều. - Trong trường hợp bạn quá bận rộn, không có thời gian để giặt nệm thì hãy sử dụng các dịch vụ giặt nệm , giá dao động từ 200 – 500 ngàn một tấm.
Nệm cao su xử lý nệm khi bị ướt như thế nào?
Đầu tiên tháo áo nệm ra giặt thật sạch sau đó vệ sinh chỗ ướt bé tè bằng khăn ướt, hãy lau đi lau lại nhiều lần. Bạn có thể làm nệm khô nhanh bằng quạt hoặc lấy bàn là lên hoặc dùng máy sấy tóc thổi lên để nệm khô với nhiệt độ không quá nóng.
- Đối với nệm cao su,hay gối cao su thiên nhiên bạn cần chú ý rằng không nên dùng máy sấy tóc hoặc bàn là lâu trên đệm vì ở nhiệt độ cao, cao su sẽ bị nóng chảy làm hư nệm. Bạn có thể lót báo lên trên nệm trước khi là hoặc sấy để tránh việc nệm bị tiếp xúc nhiệt độ nóng một cách trực tiếp. Biện pháp tiết kiệm kinh tế hơn và tiện dụng hơn là mẹ có thể thấm hút chỗ bé tè trên đệm bằng giấy vệ sinh. - Bạn có thể thấm hút chỗ tè của bé bằng một chiếc khăn bông to, khô. Sau đó lấy một ca nước sạch “chế” vào chỗ bé tè rồi tiếp tục dùng khăn thấm thật khô. Làm như vậy bởi vì khi đó vết dơ sẽ loang ra rồi bị hút hết vào khăn. Thực hiện như vậy trong vòng 2-3 lần để nệm thật khô. Lưu ý trong lần cuối cùng , để khử mùi cho nệm, mẹ hãy pha một ít dầu thơm vào ca nước rồi mới chế vào chỗ nước bẩn. Sau đó, sử dụng quạt hoặc điều hòa ở chế độ dry thốc thẳng vào chỗ bị ướt đó để giúp nệm vừa nhanh khô vừa giúp nệm được khử sạch mùi. - những ngày cuối tuần rảnh rỗi, có nhiều nắng bạn hãy lấy nệm ra, dùng khăn ướt và xà phòng lau sạch, sau đó dùng nước sạch xả nệm thật sạch rồi đem phơi khô, nhưng không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mà chỉ nên phơi trong bóng râm để không làm nệm bị hỏng. Để như vậy từ sáng đến chiều là nệm đã khô và có thể đem vào sử dụng được rồi. - Nếu tấm nệm nhà bạn đã bị bé tè nhiều lần, đệm bốc mùi “quá nặng”, thì đã đến lúc bạn cần sử dụng dịch vụ giặt chăn drap gối nệm để giặt thật sạch tấm đệm nhà mình.
Nếu để nệm bị ướt trong một thời gian dài đặc biệt là đệm cao su sẽ làm đệm bị ảnh hưởng cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ.
Để tránh việc nệm bị ướt bạn có thể sử dụng tấm trải nệm chống thấm đặt phía trên nệm. Sau đó trải drap rồi nằm lên đệm bình thường. Khi bé tè, nước sẽ thấm vào tấm trải nệm chống thấp, mẹ chỉ cần cởi lớp ga phủ ra rồi lấy tấm chống thấm giặt sạch, phơi khô sau đó lại cho lên tấm nệm như cũ là được. Cách này vô cùng hiệu quả để tránh việc nệm bị ướt nhưng nhược điểm của nó là đặt thêm tấm thấm lên sẽ làm đệm bị bí, cả nhà nằm không được thoáng lưng và thoải mái.
Cách khác là trước khi đi ngủ không nên cho bé uống nhiều nước để hạn chế việc bé tè vào ban đêm.
Nệm lò xo xử lý nệm khi bị ướt như thế nào ?
Trong quá trình sử dụng, bề mặt nệm là nơi trực tiếp với cơ thể người vì vậy sẽ là nơi hấp thụ mồ hôi hay nước tiểu trẻ em nên chúng ta cần vệ sinh một cách kỹ càng. Bạn có thể sử dụng nước soda phun lên bề mặt nệm. Nước soda là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể, có tính kiềm nên có khả năng khử sạch mùi hôi và vết bẩn rất tốt. Sau 30 phút, bạn sử dụng máy hút bụi để làm khô nước soda trên bề mặt nệm.
Để tránh việc đệm bị ướt bạn có thể sử dụng tấm trải nệm chống thấm đặt phía trên đệm sau đó trả drap rồi nằm lên đệm bình thường. Khi bé tè, nước sẽ thấm vào tấm trải nệm chống thấm, mẹ chỉ cần cởi lớp drap phủ ra rồi lấy tấm chống thấm giặt sạch, phơi khô.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Trụ Sở Chính : Kho Nệm Tổng Hợp - Q. Bình Tân
Số 359 - 361 Lê Văn Quới, P.Bình Hưng Hoà A, Q.Bình Tân, TPHCM.
SĐT 090 6878539 (Mr.Huy).
Website: khonemtonghop.com
Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm Nệm cao su, Nệm Liên Á, Nệm Vạn Thành, Nệm Kim Cương, Nệm Kymdan, Nệm Bông Ép.Nguồn internet