Vào ngày 27/3, tại 10 hecta hồ tại Thôn Cát Hải (xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu) xuất hiện hiện tượng hồ nước đổi màu tím hồng, kèm theo bốc mùi khó chịu. Kèm theo dấu hiệu tràn ra sông phía ngoài thông qua cống xả số 6 ở xã Tân Hải.
Được biết hồ này được xây dựng cho mục đích ngăn xâm nhập mặn mặn vùng đất nông nghiệp phía trên của địa phương và phục vụ cho mục đích xả lũ khi vào mùa mưa.
Ngày 28/3, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Trần Đình Khoa cho biết tỉnh đã tổ chức khảo sát khu 10 hecta hồ đổi màu tại Thôn Cát Hải, xung quanh hồ có một số nhà máy chế biến hải sản ở xã Tân Hải, các nhà máy này đã xả thải ra môi trường và đã từng bị người dân phản ánh làm hồ ô nhiễm nặng do chất thải từ các cơ sở sản xuất này.
Nước trong hồ chuyển màu tím. Ảnh: N.G.
Theo ông Khoa, khu vực hồ là điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh ủy đã đưa ra nhiều đề xuất xử lý nước tại khu vực cống xả để đảm bảo môi trường.
Trước tình trạng doanh nghiệp xả thẳng nước thải ra môi trường gây ô nhiễm, đại diện HĐND tỉnh sẽ đề nghị UBND Bà Rịa – Vũng Tàu ông Khoa cho biết sẽ có biện pháp xử lý mạnh tay đối với các nhà máy xả nước thải gây ô nhiễm tại khu vực này
Đến chiều ngày 7/4 Sau cuộc họp tìm nguyên nhân về việc 10 hecta hồ bị đổi màu, ông Phan Văn Mạnh- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết hiện tượng nước hồ tại xã Tân Hải màu tím, bốc mùi thối là do hiện tượng tảo nở hoa và cần phải xử lý ở cống xả số 6.
Theo báo cáo kết quả phân tích từ Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TPHCM) thì hiện tượng nước trong hồ là do tảo nở hoa. Do trời nắng tạo điều kiện thời tiết thuận lợi cho tảo phát triển nhanh nên lượng tảo tăng dần.
Lượng nước thải tại thời điểm khảo sát ở đây là không đáng kể, nguồn ô nhiễm có thể là do đã tích tụ dưới trầm tích lâu ngày kéo dài.
Sau đó tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã đưa ra 4 phương án triển khai giải pháp cần giải quyết ô nhiễm tại khu vực cống số 6. Và cẩn phải triển khai kiểm soát hoạt động cả thải đối với các doanh nghiệp chế biến hải sản trong khu vực. Và các hộ dân tại xã sẽ thành lập một tổ giám sát hoạt động xả thải của hai nhà máy chế biến hải sản lớn là Trọng Đức và An Phước. Hai cơ sở này chỉ được phép hoạt động trở lại với 10% công suất so với trước đây, sau vụ kiện của 33 hộ dân với 14 doanh nghiệp tại khu vực.
Ngoài ra Tỉnh còn đưa ra phương án cải tạo phục hồi chất lượng cho hồ bằng vật liệu khử mùi, và dọn dẹp lại hồ để không tạo điều kiện cho tảo hoạt động; Tỉnh giao cho địa phương quản lý việc sửa chữa cống số 6 để đảm bảo điều tiết trong mùa mưa lũ sắp tới.
Tuy nhiên để hiện tượng ô nhiễm không xảy ra thì cần phải có sự chung tay của người dân và quản lý nghiêm từ các cán bộ địa phương, để các công ty xung quanh không được tự ý xả nước thải chưa qua xử lý vào hồ
Xem thêm: Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con người