Ngoại tình kiểu “say nắng, cảm gió”, nhắn tin tình cảm, nói chuyện hàng đêm, nắm tay khi đi chơi, ngồi ăn có bị xử lý? Ngoại tình kiểu “bóc bánh, trả tiền” liệu có bị xử phạt? Ngoại tình kiểu “dan díu” với người khác ngoài vợ, ngoài chồng, một tuần ở chung 2 hôm nhưng chưa gây ra hậu quả thì liệu pháp luật có xử lý được không?
MỘT VÀI Ý KIẾN:
Đối tượng phạm tội ngoại tình Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182. Theo đó, người phạm tội ngoại tình sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nhưng, ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?
1) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
2) Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: Trong Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, “chung sống như vợ chồng” là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.Trường hợp chỉ bị xử lý vi phạm hành chính
Khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP;
Điều 1 NĐ 67/2015/NĐ-CP“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; […]”
Trong đó, bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nếu trước đó người nào đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong một điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại:
a) Thực hiện chính hành vi đó;
b) Thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó.Theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính là 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm tùy hình thức xử lý vi phạm hành chính được áp dụng.
MỘT SỐ LƯU Ý:
Thực tiễn cho thấy rất khó xử lý hình sự người ngoại tình vì đối với tình tiết “chung sống như vợ chồng”, các cơ quan tố tụng phải chứng minh là những người vi phạm có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoài vợ ngoài chồng này.
Như vậy, đối với các quan hệ ngoại tình mà lén lút, không được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, chưa được gia đình, hàng xóm, UBND khuyên giải, cùng lao động đóng góp công sức chung trong gia đình,… thì đều KHÓ XỬ LÝ tội này.
-------
LUẬT SƯ TƯ VẤN: 0949 165 995