Đẹp - Khỏe tại Tiền Giang

Bí quyết bồi bổ khí huyết cho nữ giới 622 lượt xem

Khí huyết kém (trong y học cổ truyền còn gọi là khí huyết hư, hay khí huyết lưỡng hư) có thê gây nên các chứng bệnh khác nhau, làm phát sinh rất nhiều bệnh tật cho con người. Trong cơ thể con người, khí để chỉ công năng hoạt động của các tạng phủ, còn huyết để chỉ sự lưu thông của máu. Khí và huyết luôn đi cùng nhau, khí hành thì huyết hành, khí hư thì huyết kém, Bởi vậy, Đông y nhấn mạnh: Khí huyết điều hòa phòng bách bệnh. Đặc biệt với phụ nữ, việc bổ khí thông huyết lại càng quan trọng cho việc chăm sóc sức khoẻ cũng như sắc đẹp.

Những biểu hiện của khí huyết kém ở nữ giới

Phụ nữ ở giai đoạn kinh kỳ nếu khí huyết ứ đọng, không được bồi bổ dễ dẫn đến tình trạng: thiếu máu, sạm da, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Lúc này da sẽ trở nên không đều màu, xanh xao. Trong một số trường hợp, làn da sẽ thiếu sức sống và thậm chí là tái nhợt. Lưu thông máu kém sẽ làm giảm lượng oxy trong máu và điều này sẽ tạo ra các vết nám, sạm, tàn nhang, các đốm đen hoặc da bị thâm, thậm chí còn hình thành nếp nhăn.

Huyết kém chỉ chứng huyết dịch trong cơ thể không đủ dẫn đến suy nhược toàn thân. Do đặc điểm giới tính mà hàng tháng phụ nữ hành kinh mất đi một lượng máu trong cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt và các chứng bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến việc điều hoà khí huyết. Khí huyết lưỡng hư cũng là một nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, làm rối loạn nội tiết và suy giảm công năng hoạt động của buồng trứng khiến dễ mắc các bệnh phụ khoa và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

Bí quyết bồi bổ khí huyết cho nữ giới

Để bổ khí thông huyết tại gia đình có nhiều cách đơn giản tăng cường bổ khí, bổ huyết điều kinh. Việc đầu tiên là cần môi trường sống thoáng đãng, thoải mái. Chế độ ăn uống cũng tác động trực tiếp đến việc điều hoà khí huyết. Những loại thực phẩm dưới đây có tác dụng tuyệt vời đối với bổ khí huyết: thịt bò, hải sản các loại, cà rốt.

Những loại rau có màu xanh thẫm:  rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống…; Các loại đậu (đậu tương, đậu đũa, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh…), các loại mộc nhĩ, nấm hương khô… trong đó, rau ngót, rau dền, đặc biệt là rau dền đỏ luôn là thực phẩm “ưu tiên” hàng đầu có tác dụng bổ máu và các loại hạt nói chung. Chị em phụ nữ có thể chế biến một số món ăn hấp dẫn hàng ngày để bồi bổ khí huyết như: chè hạt sen long nhãn, Cá trắm đen nấu phục linh, sơn dược, trứng gà, Nghêu xào hẹ, cháo cá chép…

Ngoài ra, các chị em nên sử dụng các vị thuốc đông Y có tác dụng bổ khí, bổ huyết điều kinh hàng ngày để bồi bổ cơ thể. Theo đông y, việc điều trị chứng khí huyết kém phải lấy việc bổ khí huyết làm gốc. Trong đó, một số vị thuốc được sử dụng như:

Sử dụng bài thuốc Đông Y bổ khí huyết là một phương pháp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ lâu dài và ngăn ngừa tận gốc các chứng rối loạn kinh nguyệt

– Vị thuốc bổ khí huyết: Nhân sâm, đẳng sâm, tây dương sâm (sâm Hoa Kỳ), hoàng kỳ, bạch truật, hoài sơn (củ mài), đại táo (táo tàu)…

– Vị thuốc bổ huyết điều kinh: Đương quy, thục địa, a giao, hà thủ ô, tang thầm (trái dâu tằm), long nhãn nhục…

Kết hợp các vị thuốc bổ khí và bổ huyết điều kinh, Bát Trân Thang từ lâu được coi là bài thuốc quý đối với chị em phụ nữ. Bài thuốc gồm 2 bài “tứ vật” và “tứ quân” hợp lại thành 1 bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết, trong bài tứ quân bổ khí huyết, bài tứ vật bổ huyết điều kinh gia thêm sinh khương, đại táo để điều hòa dinh vệ, là 1 bài thuốc thường dùng để bồi bổ khí huyết.

Tags:
Đăng bởi: vuon ngoi sao

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.