Châu Á có thể là vấn đề tiếp theo với thị trường tài chính 448 lượt xem
Các tổ chức xếp hạng tín dụng – chẳng hạn như Moody, Standard & Poor và Fitch – đã đẩy xếp hạng tín dụng tại các thị trường forex mới nổi xuống mức thấp kể từ cuối năm 2016. Nhìn chung, các thị trường này đã bị đẩy xuống hạng “dưới mức đầu tư” và gần như đang ở vị trí thấp nhất kể từ Khủng hoảng đầu tư tài chính bùng nổ. Tuy nhiên, bất chấp rủi ro gia tăng, các kênh đầu tư forex, nhà đầu tư đã tập trung một lượng lớn danh mục đầu tư của họ vào các thị trường mới nổi thay vì các thị trường phát triển.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu là do thanh khoản dư thừa, dẫn đến phân bổ sai nguồn vốn. Từ đó các thị trường mới nổi đã được hưởng lợi từ việc phân bổ tín dụng sai lầm này. Khi đợt thanh khoản thừa giảm xuống, các thị trường mới nổi như Nam Phi sẽ phải gánh chịu nặng nề cho việc phân bổ tín dụng này.
Một cách để theo dõi dòng tiền và dòng chảy của thanh khoản dư thừa là phân tích những thay đổi về tỷ giá đồng usd. Miễn là đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ và là công cụ chính để tính toán nợ nước ngoài.
Khi tỷ giá ngoại tệ usd trở nên yếu đi đồng nghĩa nợ bằng đồng USD sẽ có chi phí thấp hơn, môi trường tài chính toàn cầu ổn định hơn. Ngược lại nếu đồng USD mạnh lên thì thường tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến hợp đồng thanh khoản.
Kể từ đầu năm 2018, hoạt động vay bằng USD đã trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết tại các thị trường mới nổi. Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các thị trường mới nổi cũng góp phần tạo thêm rủi ro cho các nhà dau tu. Bằng chứng là tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc đã chậm lại.
Ngoài ra việc Fed đẩy nhanh tiến trình tăng lãi suất trái phiếu chính phủ nhằm hấp thụ lượng thanh khoản từ thị trường cũng khiến dòng tiền vào các thị trường mới nổi giảm sút và biến thị trường này tăng độ rủi ro với các nhà đầu tư.
Khoản nợ bằng USD của châu Á đã tăng đáng kể kể từ năm 2009. Đáng chú ý, các quốc gia châu Á tích lũy khoản nợ bằng USD kỷ lục cũng là nơi có các công ty công nghệ cực lớn như Tencent (Trung Quốc), Alibaba (Trung Quốc), TSNC (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc). Khu vực công nghệ hiện chiếm 28% chỉ số MSCI tại các thị trường chứng khoán đầu tư mới nổi.
Việc bang gia usd tăng giá, triển vọng tăng trưởng toàn cầu giảm, tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc chậm lại và căng thẳng chính trị leo thang từ Mỹ khiến các quốc gia này tiếp tục lâm vào tình trạng thiếu hụt USD.
Tags: