Dịch vụ khác tại Khu vực khác

Mỹ – Trung bắt đầu đàm phán thương mại và những gì thị trường có thể kỳ vọng 511 lượt xem

Mỹ – Trung bắt đầu đàm phán thương mại và những gì thị trường có thể kỳ vọng

Hôm nay Mỹ - Trung bắt đầu đàm phán thương mại và đây là những gì thị trường có thể kỳ vọngBao trùm các cuộc thảo luận là vòng đánh thuế tiếp theo trị giá 16 tỷ USD sẽ có hiệu lực khi bước sang ngày 23/8 theo giờ New York.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc “hồi sinh” sau nhiều tháng trời lâm vào bế tắc đã làm dấy lên trên thị trường tài chính những niềm hi vọng mới rằng 1 cuộc chiến tranh thương mại toàn diện giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ được đẩy lùi.

Bên cạnh đó, các cuộc gặp trong tuần này tại Washington còn được cho là sẽ cho thấy rõ sự chia rẽ sâu sắc trong nội các của Tổng thống Trump về cách thức đối đầu với Bắc Kinh và phe có thái độ diều hâu đối với Trung Quốc đang chiến thắng trong cuộc “trận chiến” này.

Mỹ đang thắng thế?

Trong 2 ngày 22 và 23/8, David Malpass (người phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Mỹ) và Wang Shouwen (Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc) sẽ trực tiếp gặp nhau trong các cuộc thảo luận mặt đối mặt đầu tiên giữa hai bên kể từ tháng 6. Bao trùm các cuộc thảo luận là vòng đánh thuế tiếp theo trị giá 16 tỷ giá dollar mỹ sẽ có hiệu lực khi bước sang ngày 23/8 theo giờ New York.

Theo 1 nguồn tin thân cận, cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp trung không được kỳ vọng sẽ có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách cấp cao. Rất có thể kết quả sẽ chỉ là 1 tuyên bố chung thông báo các cuộc đàm phán hiệu quả. Các xung đột chính sẽ được đem ra thảo luận, từ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến làm sao để tái cân bằng thâm hụt thương mại.

Mấy ngày gần đây, bản thân Tổng thống Trump đã có động thái hạ thấp kỳ vọng của thị trường khi buộc tội Bắc Kinh đang thao túng tỷ gia nhân dân tệ để giảm bớt những tác động từ thuế quan của Mỹ. Theo giới phân tích, ông Trump làm như vậy một phần là do ông và những người có thái độ chống Trung Quốc trong nội các đang ngày càng cảm thấy thắng thế kể từ khi hai bên đàm phán lần cuối vào tháng 5 và tháng 6.

Ở quê nhà, Tổng thống Trump chứng kiến thị trường tài chính phản ứng rất nhẹ với chính sách thương mại của ông, trong khi các báo cáo kinh tế rất lạc quan và các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông trong đảng Cộng hòa đang tăng cao. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc xuất hiện nhiều dấu hiệu suy yếu với giá nhân dân tệ và thị trường chứng khoán giảm mạnh.

Phát biểu tại 1 sự kiện ở Kentucky hôm qua 22/8, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nhận định đây là thời điểm thích hợp để đàm phán thương mại với Trung Quốc vì kinh tế Mỹ đang khỏe mạnh. Ông cũng bày tỏ sự lạc quan hai bên sẽ tìm được giải pháp.

Trong chính quyền Trump vẫn đang có sự chia rẽ về việc đâu là cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc. Trong khi Bộ Tài chính Steven Mnuchin mong muốn giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán, nhiều thành viên nội các ví dụ như Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer lại muốn tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh bằng các biện pháp cứng rắn.

Ông Lighthizer cũng chính là người đứng sau các loại thuế mới mà Mỹ đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện khoảng 50 tỷ gia dola hàng hóa đã chính thức bị áp thêm thuế, và trong tuần này văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) sẽ tổ chức buổi lắng nghe ý kiến góp ý về việc đánh thuế thêm 200 tỷ menh gia usd hàng Trung Quốc ngay trong tháng tới.

Theo Derek Scissors, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện doanh nghiệp Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Trump đặc biệt quan tâm đến đà giảm giá gần đây của tiền nhân dân tệ đoàn đàm phán Trung Quốc có thể đưa ra lời cam kết không để cho nhân dân tệ giảm giá thêm nữa miễn là các cuộc đàm phán tiếp tục. Cam kết này sẽ dẫn tới các cuộc đàm phán sâu rộng hơn.

Tuy nhiên cần nhớ rằng ông Trump từng quyết định hủy bỏ thỏa thuận đã được Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đạt được hồi đầu năm nay. Do đó phía Trung Quốc đang cảm thấy bối rối khi vị thế của ông Mnuchin bị suy giảm và không biết nên tin cậy vào ai ở Washington.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ “thất sủng”

Theo Rod Hunter, người từng ngồi trong đội ngũ cố vấn kinh tế cho cựu Tổng thống Bush và hiện đang làm việc tại hãng luật Baker McKenzie, trong khi các Bộ trưởng Tài chính đời trước khá thành công trong vấn đề Trung Quốc, ông Mnuchin khá yếu thế và có rất ít quyền kiểm soát đối với công cụ thuế quan. Dưới thời Trump, quyền lực thuộc về các cơ quan phụ trách thương mại.

“Chúng tôi cảm thấy Bộ Thương mại Mỹ cứng rắn hơn Bộ Tài chính, và USTR còn cứng rắn hơn nữa”, Mei Xinyu – nhà nghiên cứu tại Viện hợp tác thương mại và kinh tế quốc tế, 1 cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc – nhận xét.

Theo nguồn tin thân cận, các quan chức Bộ Tài chính Mỹ đã nghiên cứu danh sách đã chỉnh sửa gồm yêu cầu của Mỹ trước các cuộc họp tuần này. Tuy nhiên, nỗ lực này vấp phải sự phản đối của các thành viên còn lại trong nội các và hiện vẫn chưa rõ phía Mỹ sẽ trình ra những yêu cầu gì trước đoàn đàm phán Trung Quốc.

Hồi tháng 5, Mỹ yêu cầu đến năm 2020 thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ giảm 200 tu gia usd so với hiện tại (năm ngoái là 375 tỷ USD). Đồng thời Trung Quốc phải chấm dứt các chính sách phát triển công nghiệp mà Mỹ cho là vi phạm quy tắc thương mại quốc tế.

Tags:
Đăng bởi: Nguyễn Thị Hằng

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.