Xây dựng tại Khu vực khác

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG THÉP LUỒN DÂY ĐIỆN PANASONIC 438 lượt xem

Để đảm bảo an toàn tốt nhất cho hệ thống dây dẫn điện, dây cáp điện thì việc sử dụng ống thép luồn dây điện là một bước không thể thiếu trong thi công, xây dựng hệ thống cơ điện cho các công trình.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thiết bị điện cung cấp các loại ống luồn dây điện cho các công trình công nghiệp lẫn công trình dân dụng. Một trong những thương hiệu đang được khách hàng quan tâm và lựa chọn đó là ống thép luồn dây điện Panasonic bởi không chỉ đạt chất lượng tốt, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, mà các quy trình kĩ thuật còn được đảm bảo rất nghiêm ngặt mang đến sự yên tâm nhất cho người sử dụng.

Vậy bạn có biết để có được một sản phẩm ống luồn điện Panasonic với những ưu điểm và chất lượng vượt trội hơn so với các loại ống luồn dây điện nhựa thông thường thì phải trải qua quá trình sản xuất như thế nào hay không?

 

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Các phương pháp đầu tiên để sản xuất ống thép với những nguyên vật liệu, kĩ thuật thô sơ được áp dụng vào đầu những năm 1800 và chúng dần phát triển thành các quy trình hiện đại mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Chính vì ống thép có tính linh hoạt rất cao và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên nó trở thành sản phẩm được tin dùng lựa chọn nhiều nhất trong lĩnh vực thi công cơ điện cho các công trình.

 

Nguyên liệu sản xuất:

 

  1. Nguyên liệu chính trong sản xuất ống thép hay ống thép luồn dây điện là thép. Với thành phần chính là Sắt, ngoài ra còn có các kim loại khác như: Nhôm, Mangan, titan, vonfram, vanadium và zirconi.
  2. Một số loại nguyên liệu được dùng cho quá trình hoàn thiện của ống thép luồn dây điện:
  • Lớp mạ kẽm bên ngoài để bảo vệ bề mặt của ống thép khỏi các tác động của môi trường xung quanh
  • Lớp sơn chống ăn mòn
  • Dầu: được sử dụng ở cuối dây chuyền sản xuất bởi axit sulfuric trong dầu có vai trò làm sạch đường ống.

 

Quy trình sản xuất:

 

  1. Giai đoạn tháo dỡ cuộn thép (Uncoiling): Thép tấm hoặc thép lá (tôn cuộn) được cắt, dát mỏng để đưa vào máy tạo hình.
  2. Giai đoạn hàn 2 mối đầu của dải thép (Coil-end welding): Cả hai đầu của dải thép được hàn để tạo thành một dải/bản thép đơn.
  3. Giai đoạn lưu trữ tạm thời (Temporary coil-storing):  Các bản thép được lưu giữ tạm thời để chờ cho quá trình hàn hai mối đầu của bản thép hoàn thành mà dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động liên tục.
  4. Giai đoạn làm sạch (Cleaning): Bề mặt của bản thép phải được làm sạch cặn bẩn cũng như dầu mỡ bám, đảm bảo cho các mối hàn trơn, nhẵn.
  5. Tạo hình/Định hình (Forming):  Bản thép được đưa vào hệ thống điều hướng, nắn phẳng và tạo hình tròn ống cơ bản.
  6. Giai đoạn hàn cảm ứng cao tần liên tục (Welding): Phương pháp hàn này làm giảm thiểu tối đa các chất thải rắn.
  7. Giai đoạn tráng lớp nhựa epoxy (Inside coating): Bên trong thành ống được tráng bởi lớp nhựa epoxy
  8. Làm sạch (Cleaning): Ống thép phải được rửa sạch trước khi đem nhúng nóng.
  9. Giai đoạn nhúng nóng (In-line Hot-Dip Galvanizing): Phương pháp nhúng nóng được thực hiện theo tiêu chuẩn đã được đăng ký bản quyền.
  10. Quá trình làm mát (Cooling): Ống thép sau khi nhúng nóng được đưa vào hệ thống làm mát.
  11. Giai đoạn tạo kích thước đường ống (Sizing): theo yêu cầu của khách hàng.
  12. Để tránh cho bề mặt của ống không bị gỉ, ống phải qua giai đoạn mạ kẽm để tăng khả năng chống ăn mòn, và bên trong ống phủ một lớp sơn cách điện.
  13. Ống thép được đưa vào máy cắt (Cutting) để cắt ống theo các chiều dài và kích thước khác nhau.
  14. Làm nhẵn các mối hàn và đầu nối, làm sạch đầu ống và kiểm tra độ kín khít.
  15. In chữ (Marking): tên nhà sản xuất, kích thước ống, tiêu chuẩn, mã sản phẩm...
  16. Đóng bó thành phẩm ống mạ kẽm nhúng nóng. Công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất: Tất cả các công đoạn sản xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo ống đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật:
  • Bề mặt: Lớp mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng có độ dày theo tiêu chuẩn, không bị trầy xước, hoen gỉ.
  • Ngoài ra, còn theo đúng các tiêu chuẩn cho ống thép luồn dây điện như tiêu chuẩn Quatest, UL…

Do được sản xuất theo quy trình khép kín cùng với kỹ thuật hiện đại, ống thép luồn dây điện Panasonic có những ưu điểm nổi bật sau:

  1. Khả năng chống ăn mòn cao: Ống Inox luồn dây điện (SUS304) có khả năng chống gỉ sét cao, đặc biệt trong các khu vực dễ xảy ra quá trình ăn mòn như: nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy hóa chất, nhà máy xử lý nước, các nhà máy ven vùng biển....
  2. Phù hợp tiêu chuẩn quy định: Đường kính trong và chiều dài của ống luôn đúng theo quy định. Vì thế, các loại ống ren IMC và ống Inox có thể dễ dàng kết hợp với nhau tùy theo từng mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, việc lắp đặt các phụ kiện ống thép luồn dây điện như đầu nối, khớp nối, hộp nối ống … cũng sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  3. Vòng đời sử dụng lâu dài và không cần bảo trì thường xuyên, tiện lợi cho những vị trí lắp đặt trên cao.
  4. Ống thép luồn dây điện Panasonic có bề mặt sáng bóng, làm tăng vẻ thẩm mỹ khi được lắp đặt ở những vị trí đặc biệt, quan trọng như khu chế biến thực phẩm...

 

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được quy trình sản xuất ống thép luồn dây điện Panasonic như thế nào rồi phải không. Nhờ đó, sẽ có cơ sở để so sánh và lựa chọn ống thép luồn dây điện nào cho phù hợp với công trình của bạn.

 

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

Địa chỉ: 110/62C Lê Văn Khương - Xã Đông Thạnh - Huyện Hóc Môn - TP HCM

Email: kinhdoanh@ongthepluondaydien.com - duan@ongthepluondaydien.com

Website: www.vietconduit.com - www.ongthepluondaydien.com

Điện thoại:  (028) 37 115 015 EXT 208  

Tags:
Đăng bởi: ongluondaydien

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.