Một số lưu ý cho người bị thoái hóa cột sống 491 lượt xem
Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều, chú ý điều chỉnh tư thế, giảm các áp lực dồn lên cột sống.
Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi nhiều, khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống, xương khớp được thư giãn.
Tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý
Cân bằng cuộc sống, hạn chế stress & căng thẳng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng:
Đau thắt lưng âm ĩ kéo dài trong nhiều tuần;
Cơn đau tăng khi người bệnh ngồi trong thời gian dài, thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật;
Khi vào giai đoạn năng,các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt, yếu chân, gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển.
Các bệnh lý khác xuất phát do thoái hóa cột sống
Gai cột sống
Quá trình thoái hóa cột sống diễn ra sẽ khiến đĩa đệm bị xẹp lún, dây chằng bị chùng giãn, cơ thể sẽ tự tăng cường lượng canxi để làm dầy dây chằng theo cơ chế tự điều hòa, khiến canxi lắng đọng hình thành gai xương. Xem thêm triệu chứng nhận biết bệnh gai cột sống.
Đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ lưng dưới qua mặt sau của 2 chân đến ngón chân. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa là do đĩa đệm thoát vị chèn ép. Xem thêm về bệnh đau dây thần kinh tọa.
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống nếu không điều trị sẽ để lại các biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa khả năng đi lại của người bệnh.
Mất khả năng đi lại là biến chứng nghiêm trọng của thoái hóa cột sống
Biến chứng thoái hóa cột sống cổ
Rối loạn cảm giác, liệt một hoặc 2 tay.
Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép.
Rối loạn tiền đình gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, chán ăn.
Rối loạn dây thần kinh thực vật, dẫn đến đại tiểu tiện không kiểm soát.
Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.
Tê liệt, yếu 2 chi, mất dần khả năng vận động.
Cách phòng ngừa trị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên không thể ngăn chặn nhưng có thể làm chậm bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao.
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày như Canxi vitamin D, vitamin K ,vitamin C,…
Bổ sung Glucosamine từ các loại thức phẩm chức năng.
Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày
Không dùng các chất kích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê.
Thói quen sinh hoạt & luyện tập
Tags: