Đẹp - Khỏe tại Khu vực khác

Vận động trước khi bơi lội có tác dụng gì 432 lượt xem

Bất kể là môn thể thao nào, việc vận động trước khi bắt đầu tập là điều vô cùng quan trọng mà dường như thỉnh thoảng chúng ta hơi chủ quan dẫn đến một số tai nạn hay sự cố trong lúc chơi, lúc tập. Học bơi lội cũng vậy. Để cơ thể có thể làm quen với môi trường nước chúng ta nên vận động cho nóng người và các cơ linh hoạt hơn. Điều này giúp tránh việc chuột rút, đuối sức… khi đang bơi đấy nhé! Hãy cùng nghía qua những bí quyết để bạn vận động trước khi bơi nào.

 

van-dong-truoc-khi-boi-cap-toc Vận động trước khi xuống bể bơi

 

 

Bài tập 1: Cổ tay

Thực hiện động tác này giống như các bài tập thể dục để khởi động trước khi vận động. Đứng thẳng người, dang chân rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng; đưa hai tay gập trước ngực, sau đó úp ai lòng bàn tay lại đồng thời đan các ngón tay vào với nhau. Xoay nhẹ nhàng bàn tay theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 lần và làm theo chiều ngược lại 15 lần như thế.

Bài tập tay này có tác dụng khởi động cổ tay, làm khớp cổ tay trơn tru, dịch khớp đầy đủ, các cơ vùng cổ tay được khởi động. Nó sẽ giúp cho bạn tránh được trật khớp khi vung tay hoặc sải tay khi bơi.

 

 

 

Tập cổ tay trước khi xuống bơi
Tập cổ tay trước khi xuống bơi

 


Bài tập 2: Khuỷu tay

Thực hiện tư thế như động tác cổ tay, giang hai tay sang hai bên, tạo thành góc 90 độ với thân người, cẳng tay buông thõng xuống, khuỷu tay vuông góc. Từ từ thực hiện quay khuỷu tay theo hướng thuận chiều kim đồng hồ 15 lần. Sau đó dừng lại, giữ nguyên tư thế tay, xoay theo chiều ngược lại, lần này là ngược chiều kim đồng hồ 15 lần. Kết thúc khởi động khủy tay.

Bài tập này rất tốt cho các động tác bơi sấp hoặc bơi ếch, tránh trình trạng bong gân tại các khủy tay.

Bài tập 3: Vai

 

Vẫn giữ nguyên tư thế ban đầu, đưa hai tay lên rồi lại cho tay chạm vào vai. Bàn tay phải sẽ chạm vào vai phải, tay trái chạm vai trái. Thực hiện xoay khớp vai theo chiều thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 15 lần. Lưu ý với mỗi lần đổi chiều, cần dừng lại hoàn toàn để tránh tình trạng bong gân gần vai. Bài tập giúp cho khớp vai trơn tru, không sợ bị đau vai hai cơ cơ vai.

 

 

Bài tập 4: Cổ chân

Đứng nguyên tư thế ban đầu, hai tay chống vào hông, kiễng chân trái và lấy chân phải làm trụ. Thực hiện sao cho chỉ lấy mũi chân chạm đất và chỉ một chân làm trụ còn chân kia kiễng hoàn toàn. Từ từ quay bàn chân phải trên trụ mũi ngón cái theo chiều thuận kim đồng hồ 15 lần. Sau đó dừng lại, đổi chiều ngược lại và thực hiện 15 lần. Tác dụng của bài tập này sẽ giúp cổ chân linh hoạt. Bàn chân có thể cử động dễ dàng trong các hoạt động bơi, quẫy nước, đẩy nước. Cổ chân sẽ không bị đau khi có vận động đột ngột.

 

 

 

Tập luyện cổ chân trước khi xuống bơi tránh chuột rút
Tập luyện cổ chân trước khi xuống bơi tránh chuột rút

 

 

Bài tập 5: Gối

Vẫn giữ tư thế ban đầu, đứng hơi nghiên người về bên trái, tay trái chống hông, tay phải buông thả lỏn, để chân phải tự do. Đưa chân phải về phía trước và gập lại, bàn chân đưa về mông, bàn tay phải tóm cổ chân phải, kéo căng cho gót chân chạm vào mông, sau đó thả ra và lặp lại động tác tương tự. Thực hiện động tác khoảng 15 lần cho mỗi bên.

 

Gối được khởi động và cơ đùi được kéo căng sẽ giảm thiểu tối đa căng cơ trong khi đạp nước và vận động mạnh.

Luôn ghi nhớ những động tác vận động làm nóng cơ thể trên đây giúp bạn chống nguy cơ chuột rút, đau nhức cơ xương, đuối sức khi bơi… Nó sẽ không mất nhiều thời gian nhưng lại đem đến cho bạn sự thoải mái và hữu ích vô cùng.

Nguồn: http://boicaptoc.vn/5-van-dong-can-phai-biet-truoc-khi-xuong-be-boi-nd,40152

 

 
 
 
 
 
 
Tags:
Đăng bởi: thuysportjsc

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.