Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt là tình trạng không phải hiếm gặp. Khi thấy trẻ bị tiêu chảy kèm sốt, nếu phụ huynh không có cách chăm sóc và điều trị đúng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Vậy làm gì khi bé sốt và tiêu chảy (https://pacifichealthcare.kinja.com/lam-gi-khi-be-sot-va-tieu-chay-1826719040)?Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kèm sốt– Khi trẻ bị tiêu chảy kèm sốt, có thể trẻ đang bị tiêu chảy cấp. Có nhiều nguyễn nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp nhưng nguyên nhân phổ biến là do trẻ ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn hoặc chứa độc tố của vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn có khả năng gây tiêu chảy cho trẻ như salmolenna, shigella, staphylococcus, campylobacter hoặc E.coli…– Có thể do trẻ bị nhiễm virus. Một số loại vi rút gây tiêu chảy cấp tính ở trẻ có thể kể tới một số loại virus như rotavirus, adenovirus, calisivirus, astrovirus. Rotavirus là loại virus gây tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ với các biểu hiện kèm theo như: tiêu chảy nhiều, rùng mình, đau nhức cơ thể, nôn (trớ), đau bụng, sốt…Tiêu chảy cấp ở trẻ thường sẽ tự khỏi trong vài ngày, nếu bé được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng, có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, cơ thể trẻ mệt mỏi, thậm chí có thể tử vong.Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy kèm sốt?– Ngay khi thấy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy kèm sốt mẹ cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Mẹ lưu ý , dung dịch oresol đã pha không được để quá một ngày, sau một ngày nếu không uống hết phải đổ đi pha dung dịch mới.– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt liều lượng theo cân nặng khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ.– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng nên mẹ cần chú ý nhiều hơn tới dinh dưỡng của bé. Cho bé ăn đồ mềm, dễ nhai, nuốt như cháo thịt nạc, thịt gà…Tuyệt đối không vì sợ con ăn vào sẽ nôn hay vì lý do nào khác mà để trẻ nhịn ăn. Điều này sẽ càng khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn.– Không cho trẻ ăn đồ ăn cứng, khó tiêu hóa, nước uống có cồn, nước đường…vì các thực phẩm này làm tăng nồng độ thẩm thấu khiến bệnh tiêu chảy của bé càng nặng hơn.– Khi trẻ bị tiêu chảy kèm sốt cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường. Nếu bé còn bú mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ vì trong sữa mẹ có kháng thể tự nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh của bé hiệu quả.– Việc bổ sung cốm/ men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy kèm sốt là việc làm cần thiết. Cốm/ men vi sinh giúp cung cấp lợi khuẩn. Các lợi khuẩn sẽ “chiến đấu” với các vi khuẩn có hại trong đường ruột để lập lại hệ sinh thái đường ruột. Khi hệ sinh thái đường ruột được cân bằng, hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.– Để hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, mẹ cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống của trẻ. Cho trẻ ăn thực phẩm sạch và nấu chín. Không ăn thức ăn bán ngoài đường, không ăn thực phẩm ôi thiu hoặc đã để lâu trong tủ lạnh. Sử dụng nguồn nước sạch để nấu đồ ăn cho bé. Rửa tay cho trẻ và cho mẹ bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không cho trẻ sử dụng kháng sinh bừa bãi…Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:– Khi trẻ tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm vẫn kèm sốt.– Trẻ đi ngoài lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.– Trẻ kêu đau hoặc khóc khi sờ ấn bụng.– Trẻ nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được – Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…– Trẻ kèm theo sốt cao.Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.Nguồn:http://www.fantasticx.com/forum/user/profile/11893.page