Sử dụng trần thạch cao là xu hướng phổ biến trong kiến trúc nhà ở hay các công trình lớn nhỏ khác. Tuy nhiên, với thị trường mẫu mã và chủng lại trần thạch cao khá đa dạng và phổ biến như hiện nay, nhiều khách hàng vẫn còn tỏ ra khá lúng túng chưa biết có mấy loại trần thạch cao cũng như đặc điểm các loại trần thạch cao.
Trong bài viết hôm nay, Thiên Thành Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các loại trần thạch cao cũng như đặc điểm cơ bản của chúng!
Xem thêm: https://ameblo.jp/tranthachcao/entry-12373766016.html
Phân loại thạch cao theo chức năng
Trần thạch cao khi phân loại theo chức năng sẽ bao gồm 4 loại cơ bản sau đây.
Trần thạch cao cách âm
Trần thạch cao cách âm được cấu tạo với 3 phần chính, bao gồm: khung xương, tấm thạch cao và bông thủy tinh.
Tính năng cách âm của chúng được tạo ra nhờ lớp giấy giảm âm Glass Matt, được cấu trúc theo dạng lỗ hổng tròn. Phía bên ngoài sẽ được phủ lớp bông thủy tin có tính khít cao. Đặc điểm cấu tạo này sẽ giúp ngăn chặn đường đi của âm thanh, giảm tiếng ồn, nhờ đó cho khả năng cách âm tốt hơn 1,5 lần so với trần kiểu cũ có cùng độ dày.
Trần thạch cao cách âm dùng trong phòng họp
Trần thạch cao chống cháy
Có mấy loại trần thạch cao? Trần thạch cao chống cháy là một trong 4 loại trần thạch cao nếu được phân chia theo chức năng.
Trần thạch cao chống cháy được làm từ bột thạch cao trộn với thủy tinh. Sự kết hợp với thủy tinh giúp làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt, vì thế thạch cao không hấp thụ độ nóng và hạn chế việc thất thoát nhiệt ra bên ngoài.
Trần thạch cao chống ẩm
Trần thạch cao chống ẩm có phần bề mặt được phủ sơn chống thấm, tiếp đó là 2 lớp vải thủy tinh ở các mặt trước và sau. Đặc biệt, phần lõi của loại trần này được kết cấu với khả năng chống thấm tối ưu. Hơn nữa, nhờ khả năng có thể ngăn cản được sự di chuyển của độ ẩm nên trần thạch cao gần như không bị nấm mốc gây ảnh hưởng.
Phân loại trần thạch cao theo hình dáng
Khi phân loại có mấy loại trần thạch cao, nếu tính theo hình dáng sẽ có trần thạch cao khung nổi hay còn được gọi là trần thả và trần thạch cao khung chìm hay còn được gọi là trần chìm.
Trần thạch cao khung nổi
Trần thạch cao khung nổi là loại trần có các tấm thạch cao đã được định hình sẵn khi tiến hành thi công. Tấm trần sẽ được thả vào các ô đã được định trước để có được hệ trần hoàn thiện.
Kiểu trần này rất dễ để tháo lắp, cho nên nếu có hư hỏng chúng sẽ dễ khắc phục hơn. Đồng thời hệ trần này cũng không cần sơn bả nên có thể giúp rút ngắn thời gian thi công. Trần nổi thường được ứng dụng cho các không gian như: văn phòng, trung tâm thương mại,… Nhược điểm của chúng là tính thẩm mỹ không cao.
Trần thạch cao khung nổi là loại trần có các tấm thạch cao đã được định hình sẵn khi tiến hành thi công
Trần thạch cao khung chìm
So với trần khung nổi, hệ trần thạch cao có tính thẩm mỹ cao hơn và được sử dụng trong nhiều công trình. Chúng cũng được phân thành hai loại:
Trần thạch cao phẳng với hình dáng tương tự như trần bê tông, trần đúc nhưng độ mịn phẳng gần như tuyệt đối.Trần thạch cao giật cấp có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều không gian kiến trúc. Là dạng trần được giật xuống theo từng tầng khác nhau.Phân loại trần thạch cao theo tính chất
Theo cách phân loại có mấy loại trần thạch cao này chúng ta sẽ có các loại trần thạch cao sau đây:
Trần thạch cao cổ điển
Những mẫu trần thạch cao cổ điển thường có họa tiết trang trí rất cầu kỳ như: mái vòm, phần góc được trang trí hoa văn, chỉ nẹp hoa văn, các phào chỉ.
Trần thạch cao cổ điển thường có họa tiết trang trí rất cầu kỳ
Trần thạch cao tân cổ điển
Trần thạch cao tân cổ điển là sản phẩm giao thoa giữa trần thạch cao cổ điển và hiện đại. Các chi tiết thường được sử dụng cho hệ trần này bao gồm: góc trang trí trần tường trơn, chỉ nẹp cong, chỉ nẹp trơn, phào chỉ trơn.
Trần thạch cao hiện đại
Kiểu trần này được đánh giá là kiểu trần có tính linh động cao nhất. Người dùng có thể sử dụng nhiều loại họa tiết, vật dụng trang trí để tạo dấu ấn và phong cách của riêng mình.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi có mấy loại trần thạch cao mà bạn có thể tham khảo. Mỗi loại trần sẽ có những đặc điểm thẩm mỹ riêng cũng như tính ứng dụng khác nhau, do đó trước khi quyết định thi công trần thạch cao hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn ra được loại trần thạch cao phù hợp nhất cho mình!
Nguồn: https://thienthanhphatco.com/