Luật Á Châu chúng tôi chuyên tư vấn pháp lí miễn phí cho khách hàng sẽ gửi đến những thông tin hữu ích về bí mật kinh doanh trong sở hữu trí tuệ trong bài viết dưới đây.
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh
>>> Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty trọn gói
Như vậy nếu những thông tin mà bạn dự định để được bảo hộ bí mật kinh doanh phải là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộ lộ và quan trọng là đối với hoạt động kinh doanh cần phải có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Bí mật kinh doanh là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, nên điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ theo quy định của pháp luật đó là:
-Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Đồng thời Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh tại Điều 85 như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
Bí mật về nhân thân;Bí mật về quản lý nhà nước;Bí mật về quốc phòng, an ninh;Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành nêu trên
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ
BÀI VIẾT THAM KHẢO:
Thành lập công ty xuất khẩu lao động
Cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Điều kiện đi xuất khẩu lao động theo dạng thực tập sinh
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6250
CÔNG TY TNHH LUẬT Á CHÂU
Địa chỉ : Số 14, Ngõ 32, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Email : dkdn.luatachau@gmail.com