Du lịch tại Khu vực khác

phân loại máy bộ đàm 428 lượt xem

Máy bộ đàm chính là bộ máy thu phát vô tuyến hai chiều liên lạc thoại, bộ đàm dùng để liên lạc thoại giữa một máy với nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Điểm nổi bật của máy bộ đàm là luôn có phím "Nhấn để nói" PTT giúp người sử dụng dễ dàng liên lạc tức thì khi cần thiết mà không cần phải thao tác nhiều và mất thời gian như các thiết bị di động khác. Các máy cùng hệ thống có thể nghe thấy bạn nói ngay lập tức. Giúp thiết lập liên lạc nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp khẩn cấp, trao đổi thường xuyên.Không mất phí liên lạc.Không lệ thuộc mạng viễn thông công cộng. Hữu ích cho sử dụng cứu nạn, cứu hộ và khi mưa bão, mạng viễn thông công cộng không phủ sóng hay bị hỏng.

Những công việc nào cần dùng bộ đàm?

Ban đầu bộ đàm được dùng chủ yếu cho các mục đích quân sự. Ngày nay nó được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống:

Các công ty dịch vụ bảo vệ. Công ty kinh doanh vận tải, Taxi. Các công trường xây dựng, nhà máy, cảng biển. Khu du lịch, công viên, nhà hàng, khách sạn, cao ốc. Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ. Lực lượng vũ trang, công an, quân đội. Nhà ga, cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất ...

Có nhiều cách để phân loại máy bộ đàm

- Phân loại dựa vào tính năng sử dụng: 

Máy bộ đàm cầm tay: là loại mà bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 6W và dùng pin sạc được.

Máy bộ đàm lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền… Thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.

Bộ đàm trạm cố định: Thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao. Một dạng máy trạm đặc biệt là bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm cầm tay và cả lưu động, trạm cố định.

- Theo công nghệ : Gồm 2 dòng Analog và Digital.

Bộ đàm Analog: Tín hiệu Analog bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân, như vật cản trên đường đi, các tín hiệu khác làm biến dạng. Những ví dụ điển hình nhất là tín hiệu của âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ…Chúng truyền đều trong môi trường, nhưng có cường độ sẽ bị giảm dần theo thời gian và khoảng cách. Khi tín hiệu được sao chép, tái sao chép hoặc truyền qua khoảng cách xa, tín hiệu sẽ bị mất mát dần và còn kèm theo những tiếng ồn, như là tiếng réo, âm thanh bị bóp méo không còn giống với âm thanh thực tế…Quan trọng là chất lượng tín hiệu không thể phục hồi giống ban đầu, ngay cả khi sử dụng các thiết bị khuếch đại tín hiệu.

Tags:
Đăng bởi: nhung nguyen

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.