Tác hại của đồ dùng bằng nhựa có chất BPA 762 lượt xem
Bisphenol-A (BPA) là một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi,...
Xem thêm an cung ngưu hoàng hoàn ở đâu
"Cho trẻ bú bình sữa bằng nhựa cứng cũng giống như cho uống thuốc tránh thai...". Các bà mẹ sẽ giật mình với nhận định trên của một giáo sư Mỹ. Đó là nhận định của giáo sư sinh vật học Frederick vom Saal, Đại học Missouri-Columbia trên tạp chí Environmental Health Perspectives của Mỹ. Lý do của nhận định trên là do trong các sản phẩm bình sữa, núm vú giả, đồ chơi trẻ em... có chứa chất Bisphenol-A (BPA), đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ nhựa cứng.
Xem thêm an cung ngưu hoàn hàn quốc
Hầu hết các mẫu xét nghiệm trên người ở Mỹ đều phát hiện chất Bisphenol-A (BPA). Đây là hóa chất nhân tạo được sử dụng để sản xuất các sản phẩm làm từ chất dẻo polycarbonate như bình sữa em bé, hộp chứa thức ăn, chai nước, đồ chơi, núm vú giả cho trẻ em ngậm... Hóa chất này cũng được tìm thấy trong keo epoxy, vốn được dùng để tráng bên trong các loại đồ hộp và chất trám răng cho trẻ em.
BPA trong các đồ dùng trên có thể nhiễm vào thức ăn, đặc biệt khi nung nóng đồ dùng hoặc cọ rửa với xà phòngchứa chất tẩy mạnh.
Bisphenol-A là gì?
Bisphenol-A (BPA) là một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn trong tủ lạnh, bình nước, bình sữa trẻ em, đồ chơi, núm vú giả...
BPA chủ yếu có trong sơn epoxy - một loại sơn bảo quản dùng để tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp kim loại đựng thực phẩm, nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn.
Ngoài đồ gia dụng, chất bisphenol-A còn rất phổ biến trong các loại sơn tổng hợp, đặc biệt là những loại dùng để sơn cửa, bàn ghế, tường nhà…
BPA gây hại như thế nào?
Làm hỏng men răng của trẻ nhỏ
Công bố hôm 10/06/2013 trên tạp chí American Journal of Pathology, nhà khoa học Pháp Katia Jédéon, thuộc Trung tâm nghiên cứu Cordeliers (bao gồm Inserm, trường đại học Paris V, Paris VI và Paris VII), đã phát hiện ra rằng việc phơi nhiễm chất BPA dù ở liều lượng thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành răng sữa của trẻ.
Theo giả định của các tác giả, bệnh thiếu khoáng chất ở men răng hàm và răng cửa (MIH) rất có thể là do bị phơi nhiễm BPA vào giai đoạn cận sản.
Tags: