80% là tỷ lệ số người trung và cao tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống. Đây quả thực là con số đáng lo ngại. Hơn thế nữa, số người trẻ bị thoái hóa cột sống không ngừa gia tăng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Làm thế nào để điều trị và hạn chế những rủi ro gặp phải
Xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/thoai-hoa-cot-song/benh-voi-hoa-cot-song-uong-thuoc-gi/
Thoái hóa cột sống trong tiếng anh nghĩa là Degenerative Disk Disease hay Degenerative Disc Disease. Quá trình thoái hóa có thể xảy ra ở đốt sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Đây là hiện tượng cột sống bị mất dần cấu trúc và chức năng. Gây ra những cơn đau nhức cột sống cực kì khó chịu.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác khiến cột sống bị thoái hóa. Ngay cả những thói quen thường ngày tưởng như vô hại cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh lý này.
Quá trình lão hóa tự nhiên
Theo thời gian, cơ thể của chúng ta bắt đầu quá trình lão hóa. Cột sống cũng bị bào mòn trong quá trình đó. Tuổi tác khiến xương khớp không còn được chắc khỏe. Chỉ với một tác động nhỏ cũng khiến chứng bị tổn thương. Lượng canxi – nằm chủ yếu trong xương không còn dồi dào khiến cột sống yếu dần đi.
Các mỏm xương cọ xát vào nhau và chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống. Tạo áp lực cho cột sống và gây ra những cơn đau nhức tại vùng cột sống bị thoái hóa.
Thói quen xấu
Khuân vác vật nặng, cúi gập người sai tư thế trong thời gian dài
Làm việc quá sức
Ngồi làm việc trước máy tính thường xuyên liên tục, ngồi làm việc sai tư thế
Chế độ ngủ nghỉ thiếu khoa học, nằm sai tư thế
Đi giày cao gót quá nhiều
Thường xuyên uống bia, rượu…
Hút thuốc
Đây là những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống mà bạn cần chú ý.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Một chế độ dinh dưỡng không tốt, thiếu chất, nhất là canxi, omega-3 và các khoáng chất thiết yếu. Khiến cho cột sống bị yếu và dễ thoái hóa. Thức ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên dùng đồ ăn nhanh cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe của cột sống.
Thoái hóa cột sống di truyền
Bệnh xương khớp cũng có thể di truyền được ư? Thật vậy, nếu bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống. Những đứa con của họ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn những người khác. Đồng thời quá trình thoái hóa ở những người này cũng diễn ra nhanh hơn.
Do đó, mọi người đừng thấy lạ khi những thanh niên mới 30 tuổi đầu mà cột sống đã bắt đầu bị thoái hóa nhé.
Một số nguyên nhân khác
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay trượt đĩa đệm gây áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Một số căn bệnh cột sống khác: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, vỡ sụn xương…
Thừa cân, béo phì khiến cho cột sống chịu áp lực quá lớn
Lười vận động khiến cho hệ cơ xương khớp ngày càng yếu
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Thoái hóa để càng lâu sẽ càng nghiêm trọng. Dẫn đến nhiều biến chứng và tổn thương cho cột sống và sức khỏe người bệnh. Chính vì lẽ đó, việc nhận biết dấu hiệu thoái hóa cột sống sớm là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là những triệu chứng ứng với 4 giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, quá trình thoái hóa mới chỉ bắt đầu. Nhưng cơ thể đã bắt đầu mất dần sự cân bằng vốn có. Đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể cũng bắt đầu bị thay đổi. Áp lực lên các cơ quan xung quanh xương sống dần tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có một cơ chế tự điều chỉnh tuyệt vời để thích ứng. Nên các triệu chứng như đau nhức dường như chưa xuất hiện.
Giai đoạn hai
Những dấu hiệu đau nhức và mệt mỏi bắt đầu xuất hiện. Cột sống bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề hơn. Tư thế của cơ thể dần có sự thay đổi rõ rệt. Chiều cao giảm và có thể đi cùng với đó là tình trạng hẹp ống sống. Đây là vấn đề phổ biến ở 80% nam giới và 76% nữ giới trong độ tuổi 40.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 xảy ra ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại. Độ tuổi mắc phải thoát vị đĩa đệm đang ngày càng trẻ hóa do tính chất công việc cũng như các thói quen không tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ gi&ua...