Thủy hải sản tại An Giang

Thành Phần Quan Trọng Trong Thức Ăn Thủy Sản 462 lượt xem

Trong các quá trình sản xuất thức ăn thủy sản thì các thành phần để tạo ra thức ăn thủy sản là vấn đề then chốt, việc lựa chọn các thành phần thức ăn thủy sản phù hợp cho các động vật thủy sản cần phải đáp ứng đủ những điều kiện cơ bản về chất lượng sản phẩm và giá thành.

Do vậy, chúng ta cần phải hiểu về các thành phần, đặc tính của từng loại nguyên liệu sử dụng trong việc chế biến thức ăn thủy sản là việc rất cần thiết. Trong thức ăn thủy sản có các thành phần chính bao gồm: Nhóm cung cấp năng lượng, nhóm cung cấp protein và nhóm chất phụ gia

NHÓM CUNG CẤP PROTEIN

Đối với động vật là gia súc và gia cầm, thì nhu cầu protein của chúng khá thấp, nhưng đối với thủy sản, nhu cầu Protein của chúng cao hơn rất nhiều, khoảng 25 – 55%. Vì thế, trong vấn đề chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp Protein là vấn đề được nhà nông quan tâm đầu tiên. Nguyên liệu để cung cấp Protein có hàm lượng phải lớn hơn 30%. được chia làm 2 nhóm: Protein Động Vật và Protein Thực Vật.

PROTEIN ĐỘNG VẬT

Protein động vật có hàm lượng khoảng từ 50% trở lên và được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn là Protein thực vật. Các nguồn Protein động vật thường sử dụng trong thức ăn thủy sản là: Bột đầu tôm, bột cá, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể…; trong đó, nguồn protein phù hợp nhất cho động vật thủy sản là bột cá. Bột cá được chia làm 2 loại: bột cá nhạt (độ mặn dưới 5% và protein >50%) và bột cá mặn. Trong chế biến thức ăn thủy sản, người ta thường chỉ sử dụng bột cá nhạt. Bột cá đa phần được làm từ cá trích, cá cơm hoặc cá mòi.

Dĩ nhiên, chất lượng của bột cá phụ thuộc vào các nguyên liệu tạo ra như độ tươi của nguyên liệu, phương thức chế biến và cách bảo quản. Tùy theo nhu cầu Protein của các loài cá khác nhau mà mức sử dụng bột cá khác nhau, thông thường giao động từ 25 – 35% (ví dụ đối với tôm sú thì tỷ lệ bột cá khoảng 35% còn đối ới tôm trường thành khoảng 28 – 30%). Với số lượng thức ăn thủy sản cho tôm hằng năm trong nước khoảng 150.000 – 200.000 tấn thì lượng bột cá tiêu tốn khoảng 40.000 – 45.000 tấn. Hiện tại, do giá bột cá ngày càng tăng cao, người nuôi có khuynh hướng thay thế protein của bột cá bằng các protein của động vật như bột xương, bột phế phẩm từ gia cầm.

PROTEIN THỰC VẬT

Đậu nành, đậu phộng, hạt bông vải… là nguồn cung cấp Protein thực vật chủ yếu và quan trọng. Protein thực vật được sử dụng trong thức ăn thủy sản nhằm để thay thế protein từ bột cá để giảm giá thành của thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, khi sử dụng Protein thực vật sẽ gặp một số vấn đề trong nuôi thủy sản như: tiêu hóa không tốt, axit amin không cân đối, thiếu lysin và methionin, bị kháng chất dinh dưỡng và dễ nhiễm độc.

NHÓM CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG

Trong nhóm này, vai trò chủ yếu là cung cấp carbohyrat (chủ yếu là tinh bột và thực vật) và nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật)

TINH BỘT

Là thành phần chủ yếu trong các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì… Tinh bột có hàm lượng Protein thấp (không trên 20%), acid admin không được cân đối và Lipid thấp (2 – 5%). Tuy nhiên, cám gạo lại có được hàm lượng chất xơ cao khoảng 11 – 20% và lipid cao đến khoảng 10 – 15%.

DẦU ĐỘNG, THỰC VẬT

Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho động vật thủy sản. Tuy nhiên dầu động vật vầ thực vật được sử dụng như là nguồn acid béo không no cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn động vật, khả năng hấp thụ tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là một nguồn năng lượng chính.

Thường trong việc chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong thức ăn chỉ cần bổ sung thêm từ 2 – 3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà lựa chọn dầu thực vật hoặc động vật hoặc cả 2.

NHÓM PHỤ GIA KHÁC

Ngoài nhóm cung cấp Protein và nhóm cung cấp Năng Lượng thì có một số phụ gia thủy sản được bổ sung vào thức ăn nhằm tăng giá trị dinh dưỡng, làm ngon miệng và hạn chế sự biến chất… những chất này được gọi chung là chất phụ gia.

CHẤT KẾT DÍNH

Để gia tăng mức độ kết dính thức ăn, ngoài tinh bột người ta còn sử dụng chất kết dính. Chất kết dính có vai trò như đóng góp dinh dưỡng vào thức ăn, giảm thiểu sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền thức ăn trong môi trường nước giảm ô nhiễm và giảm bụi trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, một số chất kết dính có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của thủy sản, một vài loài cá không chể hấp thụ được thức ăn quá cứng. Tinh bột được gelatine hóa cũng là một loại chất kết dính tự nhiên tốt cho động vật thủy sản.

CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Chất chống oxy hóa cho thức ăn thủy sản phải đảm bảo không độc và giá thành rẻ. Một số chất chống oxy hóa điển hình được sử ụng là BHT 200ppm, BHA 200ppm, Ethoxyquin 150ppm

CHẤT KHÁNG NẤM

Chất kháng nấm được trộn giữa các loại acid hữu cơ. Trong thức ăn thủy sản có một số chống mốc như acid propionic, sodium diacetate, acid sorbc, acid phosphoric.

CHẤT TẠO MÙI

Chất tạo mùi cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả trong việc sử dụng thức ăn của thủy sản, đặc biệt là tôm. Trong các nguồn nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho tôm có các chất dẫn dụ như bột nhuyễn, giun nhiều tơ, nhộng tằm, dịch thủy phân cá… Ngoài ra, thức ăn thủy sản cũng có thể sử dụng dầu mực, dầu nhuyễn thể cũng dùng để tạo chất tạo mùi. Ngoài các chất tạo mùi tự nhiên kể trên, các chất tạo mùi nhân tạo khác như acid amin tự do hay một số phân tử piptide như betane cũng được bổ sung vào thức ăn thủy sản

-------------------------------------

Navifeed - Thức Ăn Thủy Sản Và Con Giống

Địa chỉ: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quí, TP Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: 09 3666 3666

Website: https://navifeed.vn/

Tags:
Đăng bởi: Hoàng Trọng Đạt

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.