Chồng không muốn cấp dưỡng phải làm sao? 455 lượt xem
Tóm tắt câu hỏi:
Hai vợ chồng tôi ly hôn, giành quyền nuôi con và tòa xử tôi phải cấp dưỡng số tiền 1.500.000 đồng/tháng nhưng tôi không thể nào chấp nhận được vì điều kiện tôi không có khả năng cấp dưỡng. Vậy cho hỏi điều đó có vi phạm pháp luật không?
Tham khảo:
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Như vậy, nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về cấp dưỡng. Nếu bạn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì khi có yêu cầu giải quyết của người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế yêu cầu bạn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Chúng tôi nghĩ rằng nếu thực sự bạn không có đủ điều kiện cấp dưỡng thì bạn nên thẳng thắn, trực tiếp thỏa thuận với vợ về việc thay đổi mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 và nếu thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết.
Tags: