Dọa sinh non (dọa đẻ non) là những trường hợp bà bầu có nguy cơ cao sẽ sinh non, đẻ non. Dọa sinh non khác với sinh non và sinh sớm.
Tham khảo thêm:
Lần lượt tìm hiểu từng mũi tiêm phòng cho trẻ em, xem ngay để rõ
Sau sinh chị em có được ăn sữa chua không?
Ốm nghén thay vợ - tại sao như vậy?
Sinh non là bà bầu đã sinh ra em bé rồi, vào trước tuần thứ 37 của thai kì. Sinh sớm thì nghĩa rộng hơn, sinh sớm là sinh trước so với thời điểm dự kiến.Một thai kì bình thường sẽ kéo dài 40 tuần, sinh sớm là sinh từ trước tuần 40. Nếu em bé sinh ra vào tuần thứ 38 và 39 thì vẫn được coi là đủ tháng mặc dù là sinh sớm (đây không phải là sinh non).Nguyên nhân gây ra sinh non rất khó xác định vì nó do nhiều yếu tố. Dưới đây là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu :Hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng ma túy.Khoảng thời gian giữa 2 lần mang thai quá gần.Nhiễm trùng.Biến chứng : tiểu đường thai kì, tiền sản giật, nước ối quá nhiều, bong nhau thai, nhau tiền đạo.Công việc nặng nhọc, áp lực.Dinh dưỡng không đầy đủ và lành mạnh.Đa thai.Mang thai sớm hoặc muộn (người dưới 17 tuổi và trên 35 tuổi).Đã từng sinh non trước đó.Tiền sử gia đình.Stress.Những dấu hiệu dọa sinh non1. Đau lưng.Đau lưng thấp âm ỉ, kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của dọa sinh non.2. Ra dịch âm đạo.Dịch âm đạo chảy ra bất thường, có máu hoặc đốm đỏ như máu.3. Cơn gò tử cung.Cứ 10 phút là lại có một cơn gò tử cung, không giảm dần ngay cả khi bạn thay đổi vị trí, tư thế.4. Ối vỡ non.Đây là một dấu hiệu dọa sinh non cực kì rõ ràng, rất có thể bạn sẽ chuyển dạ sớm và sinh đẻ em bé trong thời gian ngắn ngay sau đó.Nếu nước có mùi khai (mùi amoniac) thì đó là nước tiểu còn không có mùi thì đó là nước ối. Nếu nước ối bị rò rỉ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn do buồng ối bị hở.5. Tiêu chảy. Tăng nhu động ruột hoặc tiêu chảy cũng có thể là một dấu hiệu dọa đẻ non.6. Áp lực ở trực tràng.Bạn cảm giác đau bụng từng cơn, nặng trì ở dưới và cảm giác như em bé chỉ trực ra ngoài.Chẩn đoán dọa sinh nonNhững dấu hiệu dọa sinh non dễ nhầm lẫn với những triệu chứng bình thường khi mang thai. Khi bạn cảm thấy có gì đó không đúng, không bình thường, hãy đi khám bác sĩ.Để chẩn đoán dọa sinh non, bạn sẽ cần phải được khám và xét nghiệm để biết chắc chắn có đúng là dọa sinh non hay không, tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh sinh non ở bạn.Dưới đây là 2 phương pháp chính :FFN : xét nghiệm kiểm tra protein trong nước ối, phản ánh mức độ viêm nhau thai.Đo chiều dài tử cung : siêu âm để xem chiều dài tử cung, nếu được rút ngắn dưới 2,5 cm hoặc mở ra thì có nguy cơ cao là dọa sanh non.Ngoài ra, bác sẽ tiên lượng dựa trên chỉ số dọa đẻ non (gồm 4 yếu tố : cơn gò, thay đổi ở cổ tử cung, mức độ ối vỡ, ra máu âm đạo).Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bà bầu sẽ được xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chọc nước ối.Điều trị dọa sinh nonKhi được chẩn đoán dọa sinh non, không nên điều trị tại tuyến xã mà nên chuyển tuyến trên càng sớm càng tốt.Ngoài ra, với những người đã từng sinh non trước đó cũng nên đi khám để chẩn đoán có bị dọa sinh non hay không.Tùy vào tình hình cụ thể ở mỗi bà bầu, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị sau :Dịch truyền tĩnh mạch : để cơ thể không bị mất nước, giúp giảm các cơn co thắt.Uống thuốc kháng sinh : điều trị nhiễm trùng cho mẹ, phòng ngừa lây lan cho em bé.Uống thuốc giảm co : ví dụ như magnesium sulfate.Corticosteroid : giúp tăng tốc độ trưởng thành của phổi thai nhi.Mục đích chính của việc điều trị là làm sao kéo dài thời gian mang thai, cụ thể trì hoãn việc sinh đẻ càng lâu càng tốt.Những đứa trẻ sinh non thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trường hợp xấu nhất là tử vong ngay sau khi sinh. Do vậy, các bà mẹ cần lưu ý những dấu hiệu dọa sinh non ở trên để có cách phòng tránh và điều trị sớm.