Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Mẹ & bé tại Kiên Giang

Vì sao sữa mẹ có mùi tanh? Cách khắc phục sữa tanh cho mẹ 737 lượt xem

Thỉnh thoảng, sữa mẹ có mùi khác lạ, không thơm hoặc mùi hôi, tanh, chua; đó cũng là bình thường nhưng nếu kéo dài lâu, bạn cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm.

Tham khảo thêm:

Vì sao sữa mẹ có vị mặn? Có bị vấn đề gì không?

Sữa mẹ bị loãng, phải làm sao?

Trẻ bị sốt nhiều nhưng chân tay lạnh, phải làm sao?

1. Chế độ ăn uống của người mẹ.

Hương vị sữa mẹ luôn thay đổi (không đáng kể) đó là do thức ăn hàng ngày là khác nhau. Một số loại thức ăn hoặc thuốc men ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, chẳng hạn như :

Cá cơm, dầu cá, ớt, tỏi, hạt lanh,…Thuốc bổ sung vitamin, thuốc kháng sinh,…

Thậm chí là nước máy cũng có thể là một yếu tố gây ra vấn đề này. Nếu người mẹ uống nước máy trực tiếp, không đun sôi thì dễ làm sữa có mùi lạ.

2. Thói quen vệ sinh bầu ngực.

Nếu không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ và thường xuyên, vi khuẩn và nấm mốc rất dễ sinh sôi, phát triển. Kết quả là sữa mẹ khi được đưa ra ngoài dễ bị nhiễm khuẩn, có mùi tanh và gây hại cho sức khỏe em bé.

3. Sữa mẹ đông lạnh.

Trong sữa mẹ có một loại enzyme, đó là lipase – nó có tác dụng phá vỡ các chất béo trong sữa, bé dễ hấp thụ hơn, các chất dinh dưỡng khác dễ hòa tan trong chất béo hơn và trẻ sẽ ít bị bệnh hơn.

Tuy nhiên, khi lượng lipase gia tăng, nó sẽ làm cho sữa có mùi hôi, tanh như xà phòng. Thực tế, nó không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ hoặc là gây hại gì cho em bé cả.

Khi sữa mẹ ở nhiệt độ thấp, lượng lipase có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, sữa mẹ để trong tủ lạnh thường có mùi, điều này là phổ biến và bình thường.

Ngoài ra, trong quá trình bảo quản sữa đông lạnh, nếu thực hiện không đúng cách, sữa mẹ có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra mùi tanh khó chịu. Trường hợp này, bố mẹ cần phải vứt bỏ sữa ngayCách làm sữa mẹ thơm hơn, hết bị tanh

Sữa mẹ có mùi tanh do lipase thường không phải là vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé không chịu uống sữa do sữa mẹ có mùi hôi thì lại là vấn đề khác, cần phải giải quyết sớm.

Có nhiều cách làm sữa mẹ thơm hơn hoặc cách khử mùi tanh của sữa mẹ, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây.

Trường hợp cho bé bú sữa mẹ trực tiếp :

Người mẹ nên tránh uống nước máy, nước lã mà nên uống nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội.Tránh những thực phẩm tanh, thực phẩm bổ sung dầu cá, nước mắm, thức ăn nhiều gia vị cay nồng, thức ăn bị ôi thiu,…Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm phẩm chứa chất chống oxy hóa như vitamin A và vitamin E.Đảm bảo vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, thường xuyên.

Trường hợp cho bé bú sữa mẹ đông lạnh :

Đảm bảo vệ sinh, quy trình các bước trữ đông sữa mẹ.Kiểm tra mùi vị sữa mẹ trước khi cho vào tủ lạnh.Cứ cách ít nhất 5 ngày, bạn nên kiểm tra lại một lần.Đun nóng sữa mẹ (không đun sữa) sau khi rã đông : đun khoảng 180 độ F đến khi có bọt nhỏ sủi lên xung quanh thành nồi hoặc chảo là được.

Lưu ý, đun nóng sữa mẹ là giảm bớt mùi tanh của sữa và có thể cũng sẽ làm giảm bớt dinh dưỡng (nhưng không đáng kể).

Nếu các bé vẫn không chịu uống sữa có mùi, bạn có thể trộn sữa với sữa không có mùi (theo tỉ lệ 1:1) hoặc trộn với thức ăn khác.

Tags:
Đăng bởi: Đặng Quang Huy

Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.