Mỗi ngày, cứ 10 bé chào đời thì có 1 trường hợp sinh thiếu tháng. Rất may là các kiến thức khoa học và y tế về tình trạng này đang phát triển từng ngày.
Tham khảo thêm:
Khi nào thì trẻ được xem là sinh thiếu tháng?
Một thai kỳ trọn vẹn kéo dài khoảng 40 tuần kể từ ngày hành kinh cuối cùng, nhưng bé vẫn được coi là đủ tháng nếu chào đời trong khoảng thời gian từ 38 đến 42 tuần.
Bé sẽ được coi là sinh thiếu tháng nếu chào đời ở thời điểm sớm hơn tuần thứ 37 của thai kỳ.
Tính tuổi của bé sinh thiếu tháng như thế nào?
Tuổi thai của trường hợp sinh thiếu tháng là số tuần nằm trong bụng mẹ, căn cứ trên ngày hành kinh cuối cùng và các đặc điểm của bé khi vừa chào đời. Tuổi khai sinh được tính từ lúc bé chào đời, còn tuổi hiệu chỉnh là tuổi được tính dựa trên khoảng thời gian chưa đủ tháng. Tuổi hiệu chỉnh thường được dùng để đo lường sự phát triển của bé, còn tuổi khai sinh dùng để tính thời điểm khám định kỳ và chích ngừa.
Nguyên nhân của sinh thiếu tháng?
Hiện nay, y học chỉ mới xác định được nguyên nhân gây ra khoảng 50% các ca sinh non, bao gồm các bệnh truyền nhiễm như: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp và nhiễm trùng âm đạo. Đó là lý do vì sao các mẹ nên đi khám định kỳ trong thời gian mang thai. Các biện pháp trị liệu kịp thời trong thời gian mang thai hoặc ngay lúc lâm bồn cũng có thể ngăn chặn sự nhiễm trùng đối với bé. Bên cạnh đó, các bệnh về nướu hoặc liên quan đến virus cũng làm gia tăng rủi ro sinh non.
Trường hợp đa thai
Các trường hợp sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn thường bị thiếu tháng. Tỉ lệ này ở các cặp sinh đôi là từ 25% đến 50% và tăng lên khi số lượng bào thai nhiều hơn.
Các điểm bất thường khi mang thai
Siêu âm giúp phát hiện những điểm bất thường của bào thai có nguy cơ dẫn đến sinh thiếu tháng. Nếu cần thiết phải can thiệp, bác sĩ có thể sẽ lên kế hoạch sinh sớm cho bạn.
Tình trạng của mẹ
Các bà mẹ gặp phải những vấn đề bất thường với tử cung hoặc cổ tử cung; các bệnh mãn tính như bệnh thận, tiền sản giật (liên quan tới huyết áp cao); tiểu đường; có nhau thai không ổn định về chức năng, chảy máu hoặc bị tổn thương thường được yêu cầu sinh sớm. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể áp dụng biện pháp đẻ mổ hoặc tiêm thuốc kích sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ sinh thiếu tháng:
Phụ nữ có tiền sử sinh thiếu tháng.Phụ nữ mang thai lại trong khoảng thời gian dưới 6 tuần khi vừa sinh bé.Phụ nữ quá nhẹ cân hoặc tăng dưới 9kg trong thời gian mang thai.Phụ nữ mang thai ở độ tuổi quá trẻ hoặc quá cao (trên 40 tuổi).Phụ nữ đi bộ quá nhiều trong những tháng cuối thai kỳ hoặc phải lao động nặng hay chịu nhiều căng thẳng về thể chất và tinh thần.
Các giả thuyết về sinh thiếu tháng
Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ có con sinh thiếu tháng thường cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này và tự hỏi liệu rằng họ có làm gì sai không. Trong đa số các trường hợp, việc sinh non là khó tránh khỏi, nhưng những giả thiết sau vẫn được ghi nhận:
Quan hệ vào 3 tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 3)Tâm lý lo lắngSuy nghĩ tiêu cựcTranh cãi với bạn đờiĐi máy bayDùng thực phẩm không phù hợpĐi bơiThời khắc lâm bồn
Có khoảng 20% trường hợp sinh thiếu tháng là chủ động theo kế hoạch của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, cũng như giảm bớt căng thẳng khi chờ sinh. Trong đó một số ca có sử dụng phương pháp tiêm thuốc kích sinh. 30% trường hợp khác là do vỡ màng ối và 50% còn lại là do chuyển dạ sinh non.
Nếu thai nhi có dấu hiệu kiệt sức, hay còn gọi là suy thai thì sinh nở cần nhanh chóng tiến hành, thậm chí phải áp dụng đẻ mổ.
Đối với bà mẹ đang trong tình trạng hiểm nghèo hoặc thời điểm sinh non cận kề, cần chuyển đến trạm cấp cứu ngay lập tức để thực hiện ca sinh. Các trung tâm với cơ sở vật chất dầy đủ sẽ đảm bảo đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của mẹ và bé.
Phòng ngừa sinh thiếu tháng
Không thể ngăn ngừa được sinh thiếu tháng, nhưng có thể làm giảm tỷ lệ này bằng cách chăm sóc tốt cho sức khỏe của bà mẹ trước và giữa các lần sinh.
Phụ nữ mắc phải các bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh mãn tính, cấp tính cần thường xuyên đến gặp các chuyên gia y tế. Một chế độ dinh dưỡng tốt, tăng cân vừa phải và không sử dụng thuốc lá hoặc các chất gây nghiện có thể làm giảm tỷ lệ sinh non, đồng thời cho phép chuyên gia chẩn đoán chính xác hơn tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé.