Quà tặng tại An Giang

Địa Tạng Vương bồ tát 802 lượt xem

Địa Tạng Vương bồ tát đem phật pháp thắp sáng địa ngục 

Địa Tạng Vương là một trong sáu vị bồ tát quan trọng nhất của phật giáo đại thừa. Sáu vị này gồm có: Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị tỉ-khâu. Tỉ-khâu tức là nhà sư từ bỏ cuộc sống thế tục, khất thực và tìm cầu chân lý giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ. Tượng của ngài được các quốc gia khu vực Đông Nam Á thờ phụng rất nhiều.

"Chúng sinh khi chết hầu hết sẽ xuống địa ngục. Thử hỏi khi đó, chúng sinh có còn khổ nữa hay không? Câu trả lời là có. Bởi vì, chúng sinh vẫn còn tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục. Thiên đường là nơi hào quang mà ai cũng muốn đến. Vậy nơi địa ngục tối tăm, ai sẽ là người giúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ. Đó chính là Địa Tạng Vương – vị bồ tát mang đại nguyện giáo hoá, giác ngộ cho chúng sinh cả chốn địa ngục”.

Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ hương

Kết quả hình ảnh cho địa tạng

Ý nghĩa tâm linh khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát

Siêu độ vong linh người đã khuất. Theo truyền thuyết, khi người ta chết đi mà vẫn còn khổ (tham, sân, si…) thì sẽ không thể đầu thai được. Ví dụ như những em bé chết yểu, thương nhớ cha mẹ thường không chịu đi đầu thai mà phải sống mãi trong cảnh đau khổ, u tối chốn địa ngục. Khi đó, Địa Tạng Vương sẽ là người giảng đạo, giáo hoá cho những linh hồn này giác ngộ và được siêu thoát. Chính vì vậy, chúng ta thường thấy tại các chùa thường có bức tượng của ngài ngay tại vị trí lưu trữ tro cốt trên chùa. Mục đích là để ngài giao hoá giúp cho người đã khuất được giác ngộ, thoát khỏi bể khổ. Bên cạnh đó, người ta cũng thờ cúng Địa Tạng Vương tại gia với mong muốn cầu cho các vong linh đã khuất trong gia đình được siêu thoát.

Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Giải thoát cho chúng sinh, khi chúng sinh được giải thoát, được an vi đắc quả Bồ Đề thì thì ngài mới thành phật. Trọn vẹn câu nói của người được ghi chép lại trong kinh sách như sau:

“Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,

Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề”.

Giải nghĩa:

“Địa ngục chưa trống không, tôi thề không thành phật

Chúng sinh độ hết rồi, tôi mới chứng bồ đề”.

“Địa ngục chưa trống không” ở đây ý ngài mong muốn: cứu nạn, cứu khổ, giác ngộ cho tất cả chúng sinh tận chốn địa ngục tối tăm.

 

Các hoá thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Cuộc đời Địa Tạng Vương Bồ Tát: Kinh sách ghi chép ngày sinh của ngài là ngày 13/7 âm lịch còn năm sinh thì không có kinh nào ghi chép lại. Người ta chỉ biết rằng, hoá thân của ngài được sinh ra đời sau khi phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn và trước khi Phật Di Lặc Bố Đại Hoà Thượng xuất hiện. Theo kinh sách thì Địa Tạng Vương có 5 hoá thân: Vị trưởng giả, nữ tu sĩ, đức vua, thiếu nữ mục quang, hoàng tử Kim Kiều Giác.

Địa Tạng Vương có khuôn mặt phúc phúc hậu, đầu đội mũ thất phật, tay phải cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay phải cầm ngọc như ý để soi sáng địa ngục. Ngài ngồi trong tư thế thiền định trên đài sen hoặc ngồi trên lưng của con đế thính. Đế thính là linh vật có khả năng nghe thấy mọi thứ trong cả tam thế. Đế Thính giúp cho Đại Thế Chí Bồ Tát biết được đâu là thật, giả, đúng, sai.

Người ta thường nhầm lẫn Địa Tạng Vương với hình ảnh Đường Tăng trong phim Tây Du Ký. Thật ra, đây là 2 hình ảnh hoàn toàn khác nhau. 

xem thêm các loại tượng gỗ tại : https://tuonggo360.com/

 

Tags:
Đăng bởi: Hoàng Phước

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.