Dịch vụ khác tại Hậu Giang

Hợp đồng thế cháp và các phụ lục liên quan 516 lượt xem

Mình có 1 HĐTC để đảm bảo HĐTD 123 với thời hạn 10 năm với số tiền 500tr

Bên mình HĐTD # HĐ vay vốn ( HĐTD dùng để công chứng, từng lần vay sẽ ký HĐ vay vốn)

trong HĐTC có câu

Hai bên thống nhất hợp đồng này đucợ sử dụng cho nhiều lần vay sau. Mỗi lần vay sau phải ký phụ lục HĐ, phụ lục HĐ là một phần không thể tách rời của HĐ chính

Vậy việc KH trả hết HĐ vay vốn 1 giá trị 500tr sau đó trả hết 500tr

, sau đó vay HĐ vay vốn  2  giá trị 500tr (tại 1 thời điểm bất kỳ đều đảm bảo đúng dư nợ của HĐTD)

Vậy lần vay 2 khi ký phụ lục HĐ này có phải công chứng không

dịch vụ báo cáo thuế tphcm luật hùng phát

 Chào bạn!

Sao cách cho vay và vay nó lại lằng ngoằng thế!

Theo mình hiểu thì công chứng hợp đồng thế chấp thôi đúng không? Nhằm bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng (như kiểu hợp đồng nguyên tắc) và hợp đồng vay vốn!

Theo quy định thì hợp đồng thế chấp được công chứng (đối với nhà đất, tàu biển, máy bay...phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước), khi có sự thay đổi hợp đồng tín dụng phải thực hiện lại thủ tục đăng ký.

Trường hợp của bạn nêu, hợp đồng thế chấp bảo đảm cho hợp đồng tín dụng và các phụ lục là các hợp đồng vay vốn trong phạm vi tín dụng cho vay. Nếu hợp đồng tín dụng không có thay đổi thì hợp đồng thế chấp vẫn được áp dụng.

Thân./.
bạn chưa hiểu ý mình

bên mình sẽ ký HDTC theo hợp đồng tín dụng(hay còn gọi là HĐ nguyên tắc)

nhưng trong HĐTC có câu 

Hai bên thống nhất hợp đồng này đucợ sử dụng cho nhiều lần vay sau. Mỗi lần vay sau phải ký phụ lục HĐ, phụ lục HĐ là một phần không thể tách rời của HĐ chính

vậy mỗi lần vay sau thì phụ lục có phải ký công chứng hay chỉ ký tại Ngân hàng (phụ lục vay chứ không phải phụ lục sửa đổi bổ sung hợp đồng j hết)

 bạn vẫn chưa hiểu ý mình

HD vay thì có từ 1---n

HD vay không cần công chứng, ý mình là HĐTC có ràng 1 cầu mỗi lần vay sau phải lập PLHĐ

vậy HĐ vay 1 trả xong vay HĐ 2

thì việc ký phụ lục cho việc thế chấp tài sản đó có phải công chứng hok ("PLHĐ ở đây là phụ lục hợp đồng thế chấp chứ mình nghĩ bạn hiểu là pLHĐ vay hjhj)

chứ HĐ vay vốn thì ko công chứng
Chào bạn!

Nếu còn trong thời hạn và giá trị tài sản thì không cần đăng ký lại;

Nếu đã đến hạn hoặc giá trị tài sản vay lớn hơn hợp đồng tín dụng (nguyên tắc) thì bạn làm thủ tục đăng ký lại.

Thân./.
bạn vẫn chưa hiểu ý mình

HD vay thì có từ 1---n

HD vay không cần công chứng, ý mình là HĐTC có ràng 1 cầu mỗi lần vay sau phải lập PLHĐ

vậy HĐ vay 1 trả xong vay HĐ 2

thì việc ký phụ lục cho việc thế chấp tài sản đó có phải công chứng hok ("PLHĐ ở đây là phụ lục hợp đồng thế chấp chứ mình nghĩ bạn hiểu là pLHĐ vay hjhj)

chứ HĐ vay vốn thì ko công chứng

Chào bạn hong_nthanh. Bạn công tác tại ngân hàng cho nên cái quy định trên bạn cũng nắm tương đối do vậy tôi trao đổi với bạn một vài vấn đề như sau: Đối với mỗi tài sản thế chấp trong Hợp đồng thế chấp pháp luật quy định khác nhau được bạn xem xét Nghị định163/2006/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm và Nghị định11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều. Sau đây tôi đưa ra trường hợp sau:

Đối với Hợp đồng thế chấp tài sản mà tài sản thế chấp là Bất động sản Pháp luật quy định phải Công chứng, chứng thực cơ quan có thẩm quyền (Công chứng là theo quy định Luật Công chứng mà địa bàn quận/ huyện nơi có bất đống sản đó thành lập Phòng công chứng, hoặc Văn phòng công chứng do UBND tỉnh quyết định thành lập và UBND tỉnh các vụ việc chứng thực các Hợp đồng liên quan đến BĐS sản qua Phòng công chứng thì bạn làm thủ thục qua phòng công chứng. Tuy nhiên một vài địa bàn vùng nông thôn chưa có điều kiện thành lập các phòng công chứng và Văn phòng công chứng việc thế chấp tài sản phải qua UBND xã/ phường xác nhận).

Do vậy, đối với trường hợp trên khi bạn ký Phụ lục hợp đồng hoặc sửa đổi hủy bỏ một phần thì bạn phải Công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Trân trọng!
bạn leanhthu này tương đối hiểu câu hỏi, còn bạn nguyenkhanhchinh thanks bạn đã trả lời nhưng dường như bạn chưa hiểu ý rõ câu hỏi. Tất cả bạn trả lời rất chính xác nhưng mình đã nhấn mạnh mấy lần nhưng bạn chưa hiểu rõ cẫu chữ ràng trong HĐTC mà mình đang muốn hỏi. Câu chữ trong HĐ rất wan trọng, nếu hiểu hok rõ ràng tận gốc có thể bị tuyên vô hiệu--->bên kia sẽ lwoij dụng kẽ hở đẻ lách
Chào bạn,

Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta phải nắm rõ một số khái niệm về hoạt động của ngân hàng như sau: Hợp đồng tín dụng, Hạn mức tín dụng, Khế ước nhận nợ/Hợp đồng vay tiền

Trong trường hợp nêu trên, Hợp đồng tín dụng sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng (500 triệu đồng), thông thường hiệu lực sẽ là trung và dài hạn (3,5,7 năm), đối với HDDTD dạng này khách hàng sẽ được rút tiền vay một hoặc nhiều lần với hạn mức tối đa mỗi lần/tất cả các lần là 500 triệu thông qua hợp đồng vay tiền/khế ước nhận nợ (mỗi hợp đồng vay tiền/khế ước nhận nợ sẽ quy định cụ thể thời hạn hoàn trả vốn vay, thông thường tối đa là 1 năm, số tiền được hoàn trả được coi là hạn mức tín dụng, khách hàng vẫn tiếp tục được rút vốn khi có nhu cầu miễn sao vẫn trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng tín dụng nêu trên).

Hợp đồng thế chấp nhằm bảo đảm cho hợp đồng tín dụng nên sẽ không phải sửa đổi bằng phụ lục trừ trường hợp thay đổi hạn mức vay hoặc thay đổi thời gian của hợp đồng tín dụng (ví dụ từ 500 triệu lên 1 tỷ, hoặc từ 3 năm lên 10 năm)

Ngoài ra, để có cái nhìn bao quát, toàn diện, ngoài các kiến thức và các quy trình đang thực hiện tại ngân hàng, bạn nên tham khảo/nghiên cứu các quy định của Luật dân sự, Công chứng/chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi đã nắm rõ các khái niệm/đinh nghĩa cơ bản, tự bạn sẽ nhận ra các điểm pháp lý, sự logic, phù hợp của các giao dịch trên.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN LUẬT HÙNG PHÁT
Hotline: 0898 300 247 – 0898 311 247 – 0869 666 247
Email: hungphat247@gmail.com – tuvan@luathungphat.vn
Website: http://luathungphat.vn

Tags:
Đăng bởi: luật hùng phát

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.