Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Dịch vụ khác tại Kiên Giang

Quy trình tư vấn và bán máy trợ thính tại trung tâm 513 lượt xem

Với những khách hàng có khó khăn trong nhu cầu giao tiếp, người bệnh bị  nghe kém (khiếm thính, điếc) cần được đo khám chẩn đoán sức nghe tại các trung tâm thính học chuyên nghiệp có máy đo thính lực và buồng đo cách âm đạt chuẩn trước khi quyết định sử dụng các thiết bị máy trợ thính hỗ trợ sức nghe.

Khi đến với trung tâm Trợ Thính Cát Tường, khách hàng bị nghe kém sẽ được thực hiện đo khám sức nghe và tư vấn máy trợ thính theo một quy trình khép kín, hiện đại:

 

1. Khám sơ bộ - soi tai

Bạn cần được soi và kiểm tra tai, trước khi tiến hành đo sức nghe, nhằm mục đích:

-    Đảm bảo ống tai của bạn không bị dị vật hay ráy tai cản trở dẫn tuyền âm thanh, làm cho kết quả đo thính lực không chính xác.

-    Đánh giá khái quát được tình trạng tai ngoài của bạn như: cấu trúc tai có bị dị dạng hay không? Tai đã từng trải qua phẫu thuật chưa? Tai có bị bệnh lý viêm, chảy mủ không? Màng nhĩ có bị thương tổn gì không?…

-    Tránh việc kết quả thính lực bị sai lệch đối với tai đang có bệnh lí viêm, chảy mủ. Nếu kiểm tra tai trước khi đo, sẽ có những hướng dẫn cần thiết cho khách hàng điều trị cho hết bệnh sau đó mới kiểm tra tai lại.

-    Hạn chế khó khăn khi lấy dấu tai để làm núm tai, vỏ máy trong tai trong trường hợp cấu trúc tai đặc biệt.

 


-    Tránh tổn thương tai giữa trong quá trình lấy dấu tai, do không có sự đánh giá  trước để phát hiện những trường hợp tai giữa từng mổ hoặc phẫu thuật.

2. Đo khám chẩn đoán thính lực

- Khách hàng sẽ được tiến hành phép đo thính lực đơn âm chủ quan trong buồng cách âm đạt chuẩn để chẩn đoán mức độ nghe kém.

- Với khách hàng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không phối hợp đo thính lực đơn âm chủ quan sẽ được tiến hành phép đo ngủ ASSR.

 

3. Tư vấn máy trợ thính phù hợp với mỗi tai

Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có khả năng khuếch đại và xử lý âm thanh trợ giúp cho những người có khó khăn khi nghe, khi giao tiếp. Máy trợ thính được phát minh ra nhằm giúp bạn nghe tốt hơn, nó không thể giúp bạn phục hồi sức nghe trở về bình thường.

Do vậy trước khi đeo máy trợ thính, bạn cần có sự tư vấn về chuyên môn, tuân thủ tiêu chí và chỉ định của các chuyên viên thính học để lựa chọn cho mình loại máy phù hợp nhất với thính lực.

Nếu bạn mua máy ở những địa chỉ không uy tín, không đủ chuyên môn, rất có thể máy trợ thính đó không phù hợp với thính lực của tai bạn và sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.

·         Chỉ định đeo máy trợ thính

-         Bệnh nhân nghe kém tiếp nhận hai tai từ > 40 dB trở lên (mức độ nghe kém trung bình, nặng, sâu).

-         Bệnh nhân điếc tiếp nhận một bên tai có sức nghe từ 40 đến 80 dB.

-         Bệnh nhân nghe kém dẫn truyền một hoặc hai bên tai không chấp nhận can thiệp y tế hoặc trong thời gian điều chờ phẫu thuật.

·         Các tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn máy trợ thính

-         Mức độ nghe kém

-         Công suất máy trợ thính

-         Công nghệ máy trợ thính (Analog, Trimmers, Kỹ thuật số)

-         Môi trường sống/ môi trường làm việc

-         Thẩm mỹ, sở thích cá nhân

-         Giá cả phù hợp điều kiện kinh tế

Hình dạng máy trợ thính

4. Hiệu chỉnh nghe thử máy ở các môi trường khác nhau

-         Sau khi chọn lựa được máy trợ thính phù hợp dưới sự hướng dẫn và tư vấn của chuyên viên thính học, bạn sẽ được nghe thử máy tại các môi trường khác nhau:

+ Môi trường yên tĩnh (trong nhà)

+ Môi trường ồn (ngoài đường)

+ Nghe điện thoại

+ Xem ti vi

+ Nghe nhạc…

-         Những dòng máy công nghệ kỹ thuật số sẽ được kết nối vào phần mềm chuyên dụng để thiết đặt tinh chỉnh âm thanh, nén giảm tiếng ồn, tăng rõ phần lời nói theo các chỉ số đo thính lực của bạn

  

                                                Biểu đồ thính lực đơn âm

 

 

 

Phần mềm chỉnh máy SIEMEN (ĐỨC)

 

  

5. Lấy dấu tai  làm núm tai, vỏ máy trong tai

 

Mỗi người có một kích cỡ tai và ống tai của mình, tai to, tai nhỏ, cong, thẳng,… khi lắp máy trợ thính, dù với kiểu máy đeo sau tai hoặc máy trong tai nhỏ gọn, việc  lấy dấu tai là bắt buộc nhằm mục đích:

-    Giữ chặt máy không bị rơi ra trong khi đeo.

-    Vừa vặn với tai, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi đeo.

-    Tính thẩm mỹ cao khi được làm đúng theo hình dáng kích thước tai.

-    Giảm thiểu tối đa tiếng hú và tiếng ồn khó chịu.

-    Giữ sự ổn định khi đeo máy trợ thính.

6. Hoàn thiện thủ tục thanh toán, hướng dẫn sử dụng bảo quản máy

7. Tái hiệu chỉnh (nếu cần)

Khi về môi trường sống tại nhà ở, nếu phát sinh bất cứ vấn đề gì (chói tai, ù, ồn, đau tai,…), bạn có thể quay lại trung tâm để hiệu chỉnh máy trợ thính giảm ồn, giảm chói, tăng rõ lời nói.

Liên hệ với chúng tôi:
------------------------------------------------------------------
 •  Trung tâm trợ thính Cát Tường Hải Phòng
   261 Hai Bà Trưng – P.Cát Dài – Lê Chân – Hải Phòng
   Giờ_làm_Việc : từ 8h đến 19h hàng ngày. 0225.3956.755 

Tags:
Đăng bởi: đào văn tụ

Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.