Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Dịch vụ khác tại An Giang

Một số giai đoạn quan trọng quyết định đến chiều cao của trẻ 535 lượt xem

Nếu như các mẹ muốn cải thiện chiều cao của trẻ nhanh chóng và hiệu quả thì ngoài việc áp dụng đúng những phương pháp tăng chiều cao cho trẻ, các mẹ cũng cần phải chú ýđến những giai đoạn quan trọng có yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ sau này! Bài viết sau đây của TV BUY sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Thời kỳ bào thai

Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt, tăng từ 10-20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.

Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng

Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài nằm (tức là chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.

Tin khác: Chiều cao cân nặng chuẩn của người lớn

Thời kỳ dậy thì

Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao khoảng 1, 75m). Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn: mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.

Trong những giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rât quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ. Bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày để giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả.

Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì theo các nghiên cứu cho thấy sữa mẹ giúp tăng chiều cao tốt hơn sữa công thức.

Từ 0 tháng tuổi trở đi, nhất là thời kì tuổi dậy thì, trẻ bắt đầy phát triển nhanh về chiều cao. Trẻ cần được bổ sung các thực phẩm chứa khoáng chất cần thiết như: Canxi, Kẽm dạng nano, Magie, Đồng, Mangan, Bonron, Silic, Chodroitin và DHA… quan trọng nhất là vitamin D và MK7 giúp hấp thụ và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Bên cạnh đó, xương dài ra nhanh còn do sụn chuyển hóa thành, vì vậy cần bổ sung thêm Chondroitin để phát triển sụn khi dạng xương bắt đầu tạo xương.

Tin liên quan: làm sao để tăng chiều cao ở tuổi 14

Tags:
Đăng bởi: minh

Nhà tài trợ Quảng cáo miền Tây www.MienTay.net.vn 0915 32 6788

Giới thiệu Miền Tây Net | Liên hệ góp ý | Quy định sử dụng | Bảng giá quảng cáo | Thông tin thanh toán
©2012 Miền Tây Net - Trang thông tin tổng hợp chia sẽ từ các nguồn sao chép.
Vui lòng fax công văn cảnh báo vi phạm nếu vô tình chúng tôi sao chép thông tin độc quyền từ các quý báo điện tử, trang thông tin.